Kinh nghiệm chống say sóng cho người chơi hệ yếu đuối

Chuẩn bị sức khỏe tốt trước mỗi chuyến đi

Thực tế, có rất nhiều người đã cảm thấy nôn nao, khó chịu trong khi chưa bước chân lên tàu và chỉ mãi nghĩ đến sự lênh đênh mà mình sắp gặp phải. Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi và cơn say sóng sẽ đến nhanh hơn, tồi tệ hơn.

Vậy nên, trước mỗi chuyến đi, bạn cần để cơ thể được nghỉ ngơi, nạp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, nhất là các loại vitamin đến từ rau củ, hoa quả hoặc các dòng sản phẩm bổ sung khác. Ngoài ra bạn cần thói quen sinh hoạt khoa học, không thức quá khuya trước chuyến đi hay lao động nặng nhọc để tránh mất sức. Đặc biệt, đừng bao giờ có thói quen nhịn ăn trước chuyến đi với suy nghĩ “sẽ chẳng có gì để nôn”.

Lưu ý thời tiết

Bạn nên tránh đi du lịch vào mùa biển động để tránh say sóng biển. Bởi đây là thời điểm sóng dâng cao, gió giật mạnh, thuyền thường rung lắc, dập dềnh. Dù bạn có khỏe mạnh đến đâu thì cũng rất dễ bị say sóng. Tốt nhất, bạn nên chọn mùa du lịch biển lặng để có chuyến du lịch thật thoải mái, không bị say sóng khi đi biển nhé.

Uống thuốc chống say

Sử dụng thuốc chống say sóng là biện pháp hữu hiệu nhất được nhiều du khách áp dụng. Để thuốc chống say đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng thuốc trước khi lên tàu xe khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc chống say sóng, bạn nên đọc kỹ các tác dụng phụ của thuốc chống say thường gặp như: Buồn ngủ, gây khô miệng, khô mắt, …

Mang thiết bị chống say

Nếu bạn là người thường xuyên bị các cơn say sóng “hành hạ” thì hãy chịu khó đầu tư cho mình thêm thiết bị đeo tay chống say ngay. Dù hơi mắc nhưng nó có tính năng chống say hiệu quả. Hơn nữa, thiết bị này còn có tác dụng giảm triệu chứng ốm nghén ở bà bầu nên mua một lần có thể dùng cho nhiều trường hợp khác nhau nữa đấy!

Chọn vị trí ngồi ngay khoang giữa tàu

Nếu bạn hay bị say tàu, xe thì hãy chọn vị trí ngay khoang giữa của tàu


Nếu bạn thường hay bị say tàu, xe thì bạn không nên ngồi ở mũi tàu và đuôi tàu, cũng như hạn chế di chuyển đến những vị trí này. Thay vào đó, hãy chọn vị trí ngay khoang giữa của tàu vì đây là vị trí cân bằng nên ít chịu tác động dập dềnh từ những con sóng biển nhất, giúp bạn chống say sóng hiệu quả.

Hạn chế dùng điện thoại hay đọc sách báo trên tàu

Bạn nên tránh việc tiếp xúc mắt với một vật cứ lắc lư theo chuyển động của tàu như xem điện thoại, sách, báo, chơi game,… Vì khi mắt bạn tập trung vào tờ báo hay màn hình điện thoại thì nó phải chuyển động theo độ di chuyển và rung lắc của tàu nên rất dễ gây chóng mặt và dẫn tới cơn say sóng.

Bài liên quan Covid 19 là cơ hội tốt để ngành du lịch Việt Nam nhìn lại mình Tình hình kinh tế - du lịch ở tỉnh Lâm Đồng 10 năm trở lại đây Hòa Bình: Huyện Mai Châu triển khai nhiều giải pháp kích cầu du lịch