Bí kíp sử dụng hệ thống tàu điện của Bangkok

Bạn Đã Biết Sử Dụng Hết Các Hệ Thống Tàu Điện Của Bangkok Chưa?

Thái Lan là đất nước xinh đẹp với nhiều điểm tham quan, mua sắm và cảnh sắc thanh bình cùng con người vô cùng thân thiện và dễ mến. Không những thế, đất nước này rất gần Việt Nam và được nhiều người Việt ưu ái lựa chọn làm điểm đến cho các chuyến du lịch. Đối với những bạn thích du lịch tự túc thì đất nước này lại càng lý tưởng hơn khi có rất nhiều thuận lợi trong thủ tục xuất nhập cảnh, giao thông và văn hoá để chúng ta có thể làm một chuyến đi ngắn khoảng ba đến năm ngày.

Khi đi du lịch tự túc, hẳn là bạn nào cũng thích được trải nghiệm như một người dân địa phương: tự mình trải nghiệm các món ăn hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Do đó, Bangkok là thành phố hoàn hảo cho các bạn nào mới lần đầu đến Thái Lan. Nơi đây có an ninh tốt, kết hợp giữa nét cổ xưa và hiện đại, nhiều món ăn ngon, cơ sở hạ tầng phát triển và nhất là các trung tâm thương mại luôn cám dỗ các tín đồ mua sắm. Vì thế, lần này Klook làm một tổng hợp nho nhỏ về các hệ thống giao thông công cộng ở Bangkok để bạn khỏi bị bỡ ngỡ nếu là lần đầu đến Bangkok hoặc lần đầu bạn sử dụng tàu điện.

Đầu tiên, nếu bạn đã xác định mình sẽ khám phá Bangkok bằng hệ thống giao thông công cộng thì chắc chắn nên làm điều này, đó là, hãy lấy một tấm bản đồ hệ thống các loại phương tiện giao thông công cộng ở Bangkok tại các sân bay nhé! Ở Bangkok hiện có 2 sân bay chính là Suvarnabhumi (mã sân bay là BKK) nếu bạn bay các hãng như Vietnam Airlines, Jestar hay Vietjet thì sẽ đáp chuyến bay tại sân bay này. Và, sân bay Donmuang (mã sân bay là DMK) nếu bạn đi các hãng Nok Air hay Air Asia. Bạn chỉ cần đến các quầy thông tin ở sân bay hỏi 1 câu tiếng Anh đơn giản: “May I have a transit map for transportation?” hoặc lấy bản đồ tại các quầy công cộng tự phục vụ trong sân bay cũng được nhé. Ở một vài khách sạn trong trung tâm thành phố cũng sẽ có bản đồ, nhưng nên lấy ở sân bay để mình di chuyển về bằng tàu điện luôn cho tiện và tiết kiệm nhé! Klook sẽ phân tích theo bản đồ ở sân bay để các bạn dễ sử dụng. Bạn vừa tham khảo bản đồ vừa xem hướng dẫn nhé.


Bí kíp sử dụng hệ thống tàu điện của Bangkok

Tàu Điện ở Bangkok

Trước tiên, chúng ta sẽ phân tàu điện ở Bangkok thành hai loại chính: tàu điện trên không (hay còn gọi là BTS Skytrain) và tàu điện chạy dưới lòng đất là MRT Route. Trong đó, tuyến tàu điện trên không (BTS Skytrain) chạy trên trời với 3 đường chạy chính:

Airport Rail Link (ARL)



Tuyến màu xanh dương nhạt trong bản đồ. Đây là tàu điện trên không nhưng chỉ chạy các tuyến đường gần sân bay Suvarnabhumi với điểm bắt đầu là từ trong sân bay đi ra và trạm cuối là ở Phaya Thai, nơi bạn có thể chuyển tuyến để xuống tại đây và tiếp tục kết nối với BTS line Sukhumvit. Nên lưu ý là bạn chỉ có thể sử dụng được tuyến tàu điện này khi chuyến bay của bạn hạ cánh tại sân bay Suvarnabhumi (BKK) mà thôi. Có thể nói khá tiện lợi khi bạn hạ cánh xuống tại đây vì sân bay này là sân bay lớn, mới xây nên khá đẹp và rất hiện đại. Bạn chỉ cần đi xuống tầng B là sẽ thấy ngay trạm Airport Rail Link (ARL), và đổi voucher mua vé tàu tại quầy của Klook ngay tại đây. Ngoài ra bạn có thể đổi voucher SIM 4G mua trên Klook và đổi tại quầy này rất tiện lợi và nhanh chóng. Tuyến tàu này khá tiện cho những bạn nào chọn các khách sạn gần khu vực sân bay hoặc nếu bạn có ý định dùng bữa và ngắm cảnh tại nhà hàng Bangkok sky thuộc khách sạn Baiyoke thì đây là chuyến tàu chắc chắn bạn nên đi để đến nơi thật nhanh chóng và dễ dàng.


BTS Skytrain (Sukhumvit Line)


Tàu điện BTS trên không (tuyến Sukhumvit), tuyến màu xanh lá nhạt trong bản đồ. Có thể nói đây là tuyến phổ biến nhất nếu bạn nào ở tại khu trung tâm và thích đi mua sắm hay vui chơi tại các trung tâm thương mại nổi tiếng như Siam, Central World, MBK hay Platinum và cả chợ Pratunam. Nếu bạn đến Bangkok tại sân bay Donmuang và bạn ở khách sạn tại khu trung tâm này thì chỉ cần bắt xe buýt:

Tuyến A1: Từ Don Muang về trạm Mochit. Tuyến này hoạt động từ 7h30 sáng đến 12h00 khuya, giá vé khoảng 30 Bath/lượt và bạn có thể đón xe tại cổng số 6 terminal 1 rất tiện. Sau khi đổi voucher lấy SIM 4G của Klook ở cổng 2 xong đi ra thẳng cổng đó rẽ trái là thấy cổng 6 ngay rồi chờ đón xe buýt tại đây. Bạn nhớ nói với nhân viên trên xe nơi mình muốn đến là Mochit thì họ sẽ biết ngay. Nếu có dịp hãy quan sát người nhân viên soát vé và động tác xé, cắt vé và thu, thối tiền của họ, đảm bảo bạn sẽ ngỡ ngàng trước độ chuyên nghiệp còn nhanh hơn một cỗ máy hiện đại nhất.Tuyến A2: Từ Don Muang về Victoria Monument. Tuyến này chỉ hoạt động từ 8h00 sáng đến 9h00 tối, giá vé khoảng 30 Bath/lượt và bạn có thể đón xe tại cổng số 6 terminal 1 như A1, bạn cũng nhớ nói là mình về Mochit để nhân viên biết mà nhắc mình xuống xe tại Mochit nhé.

Khi đến Mochit, nơi đây là đầu tuyến BTS Sukhumvit này, bạn nhớ đi cầu thang lên trạm trên không nhé. Rồi mua vé và bắt tàu đi đến trạm bạn muốn đến.

Cần nói thêm là tuyến này sẽ có 2 điểm giao nhau chính với 2 tuyến khác nhưng vẫn ở trên không (tức là không cần đi xuống mặt đất nhé), tuy nhiên, bạn phải xuống tàu tại trạm giao nhau đó (theo ký hiệu còng số 8 trên bản đồ cho chữ interchange) rồi xuống trạm tương ứng tại điểm đó của mỗi tuyến và mua vé để đi tiếp đến nơi bạn muốn là:

Tuyến ARL: Nếu bạn đến sân bay BKK và muốn đi về khách sạn ở Trung Tâm thì nhớ đi tuyến ARL đến Phaya Thai rồi mình chuyển tàu đi BTS line Sukhumvit này để đến trạm BTS gần với khách sạn của mình nhất nhé.


Tuyến BTS Skytrain (Silom Line): Nếu bạn ở khu trung tâm và muốn đi tham quan những điểm nằm dọc theo tuyến Silom thì có thể đi đến trạm Siam (đây là trạm trung tâm thường rất đông người và nhộn nhịp) rồi chuyển tàu đi tiếp đến nơi bạn muốn

Ngoài ra, tuyến này còn giao nhau với trạm MRT (Blue line) tại trạm Asok, nhưng bạn nhớ là MRT thì nằm ở dưới lòng đất nên muốn chuyển trạm thì phải đi xuống đất nhé, sẽ có bảng hướng dẫn bạn di chuyển khi đến điểm giao trạm BTS Asok.

Có khá nhiều điều thú vị và hấp dẫn trên tuyến BTS Sukhumvit này, vì ngoài các trung tâm mua sắm, có khá nhiều điểm tham quan hấp dẫn và rất tiện để đi chuyển đến bằng hệ thống tàu điện này. Bạn có thể đi Sea Life Bangkok, hay bảo tàng Madame Tussauds Bangkok hai nơi này nằm lần lượt trong trung tâm thương mại Siam Paragon và Siam Discovery, nằm giữa hai Trung Tâm này là Siam Center vốn khá nổi tiếng với phần đông người Việt do có rất nhiều sản phẩm và các thương hiệu thời trang để bạn mua sắm. Hay nơi đây cũng là điểm tập trung cho các tour tham quan Bangkok, bạn chỉ cần tập trung tại Siam Paragon tầng G, xe sẽ đến đón bạn tại đây. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp giữa tham quan và mua sắm cho cùng một chuyến đi, vậy thì còn chần chừ gì nữa, đặt ngay với Klook đi nào.

Sea Life Bangkok

Madame tussauds bangkok


BTS Skytrain (Silom Line):


Tàu điện BTS trên không (tuyến Silom), tuyến màu xanh lá đậm trong bản đồ. Đây là tuyến bắt đầu từ sân vận động Quốc Gia đến Bang Wa, và có 3 điểm giao nhau kết nối với các hệ thống giao thông công cộng khác.

Trạm Siam: Trạm này liên kết với tuyến BTS Skytrain (Sukhumvit Line) ở trên và giúp bạn chuyển tuyến dễ dàng đến khu trung tâm.Trạm Sala Daeng: Kết nối với trạm Silom của MRT, và như đã đề cập ở trên, MRT nằm dưới lòng đất nên bạn nhớ phải đi xuống dưới để chuyển tàu đi tiếp nhé, từ đây rất dễ để đi tiếp MRT đến trạm MRT Hua Lamphong là khu China Town của Bangkok, bạn có thể đi chùa hay tham quan khu vực này trong một tour ẩm thực vì nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn ngon và giá cả rất phải chăng.


Trạm Chong Nonsi và Talat Phlu: là điểm đầu và điểm cuối của tuyến xe buýt nhanh BRT nơi giúp bạn chuyển phương tiện từ tàu điện sang xe buýt. Bạn nhớ là mình đang ở tàu điện trên không mà muốn đón xe buýt đi thì nên đi xuống mặt đất lại để đón xe buýt tại trạm bắt đầu tương ứng là trạm xe buýt Sathorn và Ratchaphruek như trên bản đồ nhé.Trạm Saphan Taksin: Đây là một trạm khá đặc biệt khi là nơi chuyển tuyến xuống bến sông Sathorn Taksin (bến trung tâm), nơi bạn có thể thưởng thức một bữa buffet thịnh soạn trên du thuyền đi qua sông Chao Praya, hay xuống trạm và ra bến đón tàu đi qua sông Chao Praya để tham quan Hoàng Cung và chùa.


Cuối cùng, nếu bạn muốn thử cảm giác lộn ngược nhưng lại không hề chóng mặt tý nào, vậy thì không cần chuyển tuyến gì cả, cứ ngồi trên tàu đi một mạch thẳng đến trạm Bang Wa rồi đến với thế giới úp ngược thật độc đáo để khám phá thôi nào.


Vậy là kết thúc các tuyến tàu điện chạy trên không, chúng ta khám phá thêm các phương tiện chạy dưới đất, đầu tiên là tuyến tàu điện chạy trong lòng đất. Bạn đoán đúng rồi, là MRT đấy!

MRT Route (Blue Line)

Tàu điện dưới lòng đất (tuyến Blue), trên bản đồ thì là tuyến màu đen bạn nhé. Đây cũng là tuyến tàu điện nhưng là tàu điện ngầm dưới lòng đất như metro ở các nước khác. Tuyến tàu điện này rất phổ biến nếu bạn nào chọn ở tại khu China Town hay muốn đến China Town để tham quan hoặc đi mua sắm tại khu chợ cuối tuần Chatuchak. Nơi đây giao nhau với trạm Chính Mochit có thể giúp bạn dễ dàng chuyển tuyến qua các BTS Skytrain rất dễ dàng.

MRT Route (Purple Line)

Tàu điện dưới lòng đất (tuyến Blue), trên bản đồ là tuyến màu tím. Tuyến này thì dường như khách du lịch rất ít khi sử dụng có lẽ do cũng là tuyến khá mới nên chưa có nhiều điểm tham quan.

Xem ra vẫn chưa đủ, ta nên lên mặt đất xem thế nào, vẫn còn tuyến xe buýt nho nhỏ chạy trên mặt đất nữa đây.

BRT (Bus Rapid Transit)

Tuyến màu vàng trong bản đồ, là hệ thống xe buýt nhanh tại Bangkok, chỉ có một tuyến ngắn đối với loại xe buýt này, bắt đầu từ Sathorn đến Ratchapruek, dọc theo tuyến BTS Silom và vì là xe buýt nhanh nên đặc biệt có làn đường riêng dành cho xe buýt, bạn không lo sẽ bị kẹt xe. Hầu hết khá ít khách du lịch sử dụng tuyến này, nhưng nếu bạn muốn học bí quyết nấu vài món ăn Thái để trổ tài cho người thân và bạn bè hay đi mua sắm tại Central Rama 3 Shopping Mall thì có thể thử đi tuyến xe buýt này.


Mua vé tàu điện như thế nào?


Hầu hết các bạn có thể mua vé rất dễ dàng tại các trạm tàu điện với rất nhiều bảng hướng dẫn, tại mỗi trạm bạn đến đều có 1 bảng hướng dẫn như hình bên trên, có rất nhiếu số tên bảng, đó chính là giá vé.

Nếu bạn muốn đến trạm nào thì tìm bảng giá vé tại trạm mình đang đứng và xem trong bảng đó, nơi mình muốn đến tương ứng với số mấy thì bấm số đó trên máy rồi lần lượt bỏ từng đồng xu vào khe trên máy cho đến khi tổng số tiền đủ với số hiện trên máy thì máy sẽ nhả ra 1 tấm thẻ cho bạn.

Lúc đó, bạn sử dụng tấm thẻ đó để đi qua cổng vào bên trong ga. Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền xu, bạn phải xếp hàng tại quầy đổi tiền giấy thành tiền xu, rồi sau đó xếp hàng trước máy mua thẻ tự động như trên. Tuý đơn giản nhưng có vẻ hơi nhiều bước và có chút phức tạp đúng không?

Đừng lo lắng quá, đã có Klook giúp bạn đây. Bạn có thể mua vé trước trên Klook và sử dụng trực tiếp mà không cần xếp hàng chờ đổi tiền xu hay xếp hàng chờ mua vé trước máy bán vé. Chưa hết nhé, vé này giúp bạn đi lại tự do trong một ngày, không giới hạn số lần sử dụng. Nếu bạn ở Bangkok nhiều ngày? Vậy thì chỉ cần mua nhiều vé 1 ngày vào các ngày khác nhau và những vé này tự động kích hoạt vào đúng ngày.

Đối với vé ARL, bạn có thể mua vé 1 chiều và đi đến bất cứ trạm nào bạn muốn nếu bạn ở tại khách sạn gần khu này hay đi hẳn đến cuối trạm luôn để chuyển tuyến sang BTS và nếu cảm thấy sẽ ít dùng tuyến này. Nhưng nếu bạn ở gần sân bay và dự định sẽ đi loanh quanh nơi đây khá nhiều thì nên mua Smart Pass để được lợi hơn nhé.

Đối với vé BTS (dùng được cho 2 tuyến Sukhumvit và Silom), bạn có thể mua 1 tấm thẻ và dùng được cả cho 2 tuyến này (2 bạn xanh lá đậm và xanh lá nhạt trong bản đồ) trong 1 ngày, và nếu bạn ở Bangkok nhiều ngày và muốn đi hoàn toàn bằng tàu điện này thì có thể mua nhiều vé 1 ngày trước với các ngày khác nhau là được nhé.


Thêm một lưu ý nho nhỏ nữa là vé của ARL không thể dùng cho BTS và ngược lại, tức là bạn phải mua 2 loại vé khác nhau cho 2 loại tuyến khác nhau, lý do là vì đoạn đường của 2 loại này khác nhau và do 2 loại dịch vụ tàu này không phải là anh em một nhà như hai bạn xanh lá ở trên nhé.

Bí kíp Klook:

Nếu bạn đến sân bay BKK và khách sạn bạn ở tại khu trung tâm như Siam hay Ratchathewi và Chit Lom. Bạn nên mua vé 1 chiều ARL (để đi từ sân bay đến Phaya Thai rồi chuyển tuyến qua đi BTS) và thẻ BTS (để đi được hết cả 2 tuyến xanh lá trong khu trung tâm) để tiết kiệm hơn nhé.



Nguồn : KLOOK Vietnam