Tìm hiểu cách bảo quản nhân bánh Trung Thu lâu dài, an toàn nhất

Ý nghĩa sâu xa của bánh Trung Thu

Năm nào cũng thế, năm nào cũng vậy, mỗi khi trời chuyển mình sang thu trên từng góc phố người ta lại thấy xuất hiện những gian hàng bán sản phẩm bánh Trung Thu. Lúc này người qua người lại rục rịch sắm cho mình từng hộp bánh sang trọng bắt mắt để biếu đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Có người tỉ mỉ hơn thì tự tay làm từng mẻ bánh thơm ngon, chất lượng cho gia đình mình. Bánh Trung Thu trở thành biểu tượng không thể thiếu mỗi khi đến Rằm Tháng Tám. Cả nhà được ngồi quây quần bên nhau, cạnh ly trà ấm nóng, vừa trò chuyện vừa chia nhau từng miếng bánh thơm ngon. Trung Thu đến gần mỗi gia đình lại có hộp bánh thắp hương ông bà. Bánh Trung Thu gắn liền với cuộc sống con người Việt Nam, vậy ý nghĩa của chiếc bánh tròn tròn, nhỏ nhỏ, xinh xinh này là gì?


Tìm hiểu cách bảo quản nhân bánh Trung Thu lâu dài, an toàn nhất

Bánh Trung Thu có tên như vậy, nhiều người sẽ tưởng rằng đây là loại bánh được ăn vào thời điểm giữa mùa thu, nhưng không phải ý nghĩa của bánh đặc biệt này. Khởi đầu của bánh Trung Thu chỉ đơn giản là loại bánh thông thường và không chỉ dành riêng cho mùa thu. Lật lại hàng nghìn năm lịch sử về trước, chiếc bánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lịch sử ghi chép lại rằng cuối thời Nguyên hai tướng sĩ đã khởi nghĩa giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng tay tàn ác của chính quyền. Muốn đảm bảo thông tin luôn bí mật, nhanh nhạy, an toàn, người dân lúc đó tạo nên một loại bánh, bên trong nhân được nhét thêm mật thư. Chiếc bánh có bức thư được chuyển ngay đi trong đêm Rằm Tháng Tám, nông dân Trung Quốc tự do.


Ý nghĩa đầu tiên của chiếc bánh Trung Thư thời đó khá đơn giản nhưng lại mang tầm quan trọng giúp cho người dân được tự do sinh sống làm việc. Nhờ vào sự lãnh đạo tài tình, sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân mà giành được thắng lợi, người Trung Hoa quyết định chọn ngày Rằm Tháng Tám cùng việc làm bánh để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa đại thành công này. Từ trước đến nay bánh Trung Thu luôn chỉ có hình tròn đem đến sự viên mãn, ấm no, hạnh phúc cho đất nước phát triển giàu mạnh, là ngày để người cha, người chồng, người con trở về nhà sau trận chiến. Vì thế mà Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Đoàn Viên.


Đặc biệt đối với những ai đang sinh sống xa gia đình, Tết Trung Thu là thời điểm hiếm hoi giúp họ trở về nhà, dành thời gian cho bố mẹ mình. Cả nhà ấm áp bên nhau, con trai con gái biếu bố mẹ những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon, đậm đà, ngọt ngào như chính tình cảm gia đình thiêng liêng. Nhiều người còn không ngại tốn thời gian mà tự tay làm nên chiếc bánh tròn xinh này để cả nhà cùng nhau thưởng thức. Từ rất lâu, bánh Trung Thu đã được chia làm hai loại khác nhau là bánh nướng và bánh dẻo. Bạn nướng sẽ có vỏ bên ngoài màu vàng sậm, còn bánh dẻo vỏ trắng tinh nhưng đến nay có hàng loạt loại bánh Trung Thu ra đời với nhiều hương vị khác nhau.


Bánh nướng có vỏ bọc bên ngoài được làm từ nguyên liệu bột mỳ trộn cùng với men, thêm lòng đỏ trứng gà và rượu trắng. Nhân bên trong làm từ đậu xanh mềm nhuyễn, hạt sen tán nhỏ, có bánh còn thêm sầu riêng, bánh thập cẩm, nhân trứng muối đầy ú ụ. Ý nghĩa của chiếc bánh nướng là giúp người ăn liên tưởng đến việc trải qua bao nhiêu khó khăn, cực nhọc thì vẫn luôn có ba mẹ, người thân ngay bên cạnh bảo vệ, che chở giống như hương vị bánh vừa mặn vừa ngọt. Còn chiếc bánh dẻo làm từ bột gạo nếp trắng nõn nà, trộn cùng với đường, tinh dầu hoa bưởi thơm dịu nhẹ, nhân là đậu xanh hoặc hạt san. Muốn tạo hình đẹp thì cho vào khuôn tròn, hình tròn của bánh dẻo giống như vầng trăng trắng ngà, ý nghĩa của ngày đoàn viên, tình yêu vợ chồng sâu đậm.


Cách làm nhân bánh Trung Thu đậu xanh

Nhân đậu xanh là loại nhân phổ biến và cơ bản nhất của nhiều loại bánh Trung Thu khác nhau. Công đoạn sên nhân bánh Trung Thu đậu xanh đòi hỏi người làm phải có kỹ năng, kỹ thuật khá phức tạp. Vì vậy muốn nhân bánh ngon trước tiên bạn phải chọn được nguyên liệu chất lượng nhất. Thêm vào đó là tính kiên nhẫn, sên đậu xanh mất thời gian khá lâu, nhào thật kỹ với đường và dầu ăn. Công thức chi tiết ngay sau đây.


Nguyên liệu cần chuẩn bịĐậu xanh: 200g (chú ý mua loại đã xát sạch vỏ bên ngoài)Đường cát trắng: 100gDầu ăn: 90gMạch nha: 15mlBột nếp làm bánh dẻo: 30gDụng cụ đi kèm: nồi đun, bát sạch, rổ, máy xay, rây, chảo chống dính


Các bước làm nhân đậu xanh

Bước 1:

Trước tiên bạn hãy vo sạch lượng đậu xanh đã chuẩn bị, khi đậu xanh đã sạch thì bắt đầu ngâm với nước. Bạn có thể dùng nước ấm ngâm đậu xanh và ít nhất là 4 tiếng đồng hồ, nên chọn khoảng thời gian về đêm để tiết kiệm thời gian làm bánh.


Nếu như đậu xanh được ngâm đủ trong nước thì trong quá trình sên thành nhân bánh Trung Thu sẽ không lo đậu gặp tình trạng khô, bị vón thành cục hay rời rạc khỏi nhau. Khi ngâm đậu xanh bạn nên thêm chút muối hạt, tác dụng là giúp đậu đỡ chua, sên chín có màu vàng đẹp mắt, hương vị thơm ngon.

Bước 2:

Kết thúc thời gian ngâm đậu xanh là khoảng 4 đến 5 tiếng thì bạn rửa lại thêm một lần cuối. Đổ chỗ đậu đã ngâm ra một chiếc rổ cho ráo nước. Sau khi đậu xanh đã ráo hết nước, đổ đậu vào trong một chiếc nồi to (yêu cầu là phải đáy sâu và khá dày) và thêm một lượng nước khoảng 1 lít (chú ý là nước lạnh và áng chừng sao cho nước gấp 2 lần đậu xanh).


Trong khi đun nên mở nắp, nấu chín đậu xanh dưới lượng nhiệt vừa phải đến khi sôi là được. Lúc đó có xuất hiện bọt thì dùng muôi vớt hết ra, khoảng 5 phút thì dùng đũa khuấy đều đậu xanh lên tránh tình trạng cháy dưới đáy nồi hoặc khê.


Bước 3:

Để bếp lửa ở mức nhỏ nhất để đậu liên tục sôi liu riu, đến khi thấy đậu xanh bắt đầu bở tơi giống như cháo thì dùng muôi to quấy mạnh, dầm cho đậu nát bét, sau đó tắt bếp. Đặt nồi xuống bồn nước cho đậu xanh nhanh nguội. Đậu xanh nguội hay còn ấm cũng được thì cho vào trong máy xay, thêm 200ml nước, ấn hoạt động cho đậu nhuyễn mịn, giống như chè đậu xanh hơi loãng chút. Sau đó dùng rây lọc đậu xanh đã xay để mịn hơn.


Bước 4:

Cho phần đậu xanh vào trong một chiếc chảo chống dính, để mức lửa vừa phải, đến khi đậu bắt đầu sánh sánh lại thì cho thêm một lượng đường khoảng 100g, dùng thìa đảo đều tay cho đậu xanh ngấm đều đường. Với lượng dầu ăn là 90g, bạn sẽ chia chúng thành 3 phần bằng nhau, từng phần cho vào đậu xanh dần dần, vừa trộn vừa sên cách nhau khoảng 15 phút. Cứ như vậy cho đến hết 3 lần dầu, trong chảo tạo thành một khối đậu xanh dính và dẻo, có độ bóng. Muốn thử xem đậu xanh sên đã đạt yêu cầu hay không thì ấn ngón tay lên xem, không còn dính tay là được.


Bước 5:

Khi chỗ đậu xanh đã hoàn thành thì vẫn để ở chảo, tiếp tục rây thêm một lượng bột làm bánh dẻo vào hỗn hợp đậu xanh và đường, chú ý rây từ từ, đảo nhẹ nhàng cho bột quyện vào đậu xanh. Kiểm tra độ chuẩn bằng cách nặn chỗ bột này thành một phần nhỏ và tròn, nếu như vẫn giữ hình dáng đó và đứng thẳng, không nhão là nhân bánh Trung Thu đã thành công. Nếu chưa đủ thì rắc thêm một chút nữa, tác dụng của bột bánh dẻo là tăng độ dính cho đậu xanh, mềm dẻo nhưng vẫn có độ cứng cáp, dễ sử dụng và không bị chảy khi nướng.


Lưu ý: 

Nếu trong trường hợp bạn làm nhân đậu xanh bị tách dầu hoặc tình trạng quá khô thì hãy yên tâm bởi có cách khắc phục. Bạn nên pha nước nóng, trộn cùng nhân giúp chúng loãng ra, rồi đem đi sên lại. Còn nếu nhân khô thì chỉ cần cho dầu rồi sên lại là được.

Cách làm nhân bánh Trung Thu thập cẩm

Bánh Trung Thu nhân thập cẩm là loại bánh truyền thống trong mỗi dịp Rằm Tháng Tám và là sự kết hợp hoàn hảo, tinh tế, hấp dẫn của nhiều nguyên liệu khác nhau. Thật đặc biệt khi nhân bánh Trung Thu có hơn 10 thành phần, hoàn toàn khác nhau về màu sắc hương vị nhưng quyện trong một thành phẩm thì lại ngon đến lạ thường. Hiện nay nhiều địa chỉ bán bánh Trung Thu thập cẩm, tuy nhiên bạn cũng co thể làm bánh ngay tại nhà với nguyên liệu khá dễ tìm mua.


Nguyên liệu làm bánh thập cẩm

Phần nhân bánh:

Hạt điều rang bỏ vỏ: 100gMứt bí: 100gMứt sen: 100gHạt dưa rang lọc vorL 100gVừng rang: 90gLạp xưởng: 3 chiếcMỡ đường: 100gTrứng muối (có cũng được)Lá chanh: 8 lá


Phần kết dính nhân:

Đường bột: 30gNước lọc: 400mlMật ngô: 50gHắc xì dầu: 5mlDầu mè: 10mlRượu mai quế lộ: 20ml (thường dùng nấu ăn)Bột nếp rang: 70g


Dụng cụ làm nhân:

Bát ô tôThìa sạchMáy xay sinh tốCác bước làm bánh thập cẩm

Bước 1:

Trước tiên hãy thực hiện với lòng đỏ trứng muối. Đối với trứng muối bạn nên bỏ phần lòng trắng bên ngoài, sau đó ngâm trong rượu trắng, thêm một chút gừng đập nhỏ. Ngâm trứng muối trong dung dịch này khoảng 15 phút để khử đi mùi tanh đặc trưng. Ướp lòng đỏ trứng muối sạch sẽ với đường trắng cùng với dầu mè, để như vậy trong 30 phút, cuối cùng hấp trứng trên lửa nhỏ 30 phút là được, cứ 5 phút thì mở nắp nồi ra một lần.


Bước 2:

Tiếp theo bạn lấy phần các loại hạt như hạt mè rang, hạt điều rang, hạt dưa cho cùng vào một chiếc chảo chống dính, chú ý bề mặt chảo khô thì mới cho tất cả vào đảo đều. Rang hạt dưa, hạt điều và mè dưới nhiệt độ nhỏ, đảo đều tay để tránh hạt bị cháy, đến khi thấy dậy mùi thơm thì tắt bếp. Lá chanh thì rửa sạch, vẩy cho bớt nước rồi dùng khăn lau cho khô, xắt lá chanh thành sợi nhỏ. Lạp xưởng nướng trong lò vi sóng khoảng 15 phút cho chín là được.


Bước 3:

Muốn nhân bánh Trung Thu thẩm cẩm tạo độ ngon nhất thì bạn nên cắt nhỏ lần lượt các thành phần đã chế biến như mứt bí, hạt dưa, mỡ đường, hạt mè, hạt dưa, hạt điều rồi trộn thêm cùng với dầu mè, ruốc, lá chanh, hắc xì dầu và một chút rượu mai quế lộ. Dùng tay trộn đều các nguyên liệu với nhau. Đun thêm một chút mạch nha chảy, đổ từ từ vào bên trong hỗn hợp nhân làm. Tiếp tục trộn cho nhân ngấm đều với đường và mạch nha.


Bước 4:

Nhân chia làm từng phần bằng nhau, mỗi nhân sẽ có trọng lượng khoảng 100g là đủ, sau đó vo thành từng viên tròn. Muốn nhồi thêm viên trứng muối vào trong thì bạn nên cán mỏng viên nhân bánh này ra, cho vào rồi tiếp tục vo tròn lại. Công đoạn này hãy khéo léo để làm nhân bánh chắc chắn, tránh làm cho trứng muối bên trong cùng bị vỡ.


Cách bảo quản nhân bánh Trung Thu bạn cần biết

Nhân bánh Trung Thu cổ truyền hay loại nhân bánh tươi, bánh tự làm tại nhà thì hầu như đều có điểm chung là không chứa thành phần hóa học, không có chất bảo quản. Đồng nghĩa với việc gia đình thưởng thức bánh sẽ an toàn, an tâm hơn rất nhiều nhưng nhân bánh lại cực kỳ nhanh hỏng, mốc meo nếu không có được phương pháp bảo quản tốt.


Đối với nhân bánh Trung Thu sau khi bạn đã sên chín và thành công, trước tiên hãy để cho nguội rồi mới có thể đóng lên chiếc bánh nhỏ nhò xinh xinh. Nhưng bạn không có thời gian làm ngay mà phải rời đến hôm sau mới đóng bánh thì hãy tham khảo công thức bảo quản nhân bánh trong tủ lạnh. Bạn để nhân bánh Trung Thu vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ giữ được khoảng một tuần. Còn nếu gặp tình trạng làm quá nhiều thì tốt nhất hãy bảo quản ở ngăn đá, trước khi đóng bánh thì rã đông, hạn sử dụng lên đến 3 tuần nhé. Còn với loại nhân làm sẵn ở siêu thị thì hàm lượng chất bảo quản cũng không quá đáng ngại, chú ý tem mác đầy đủ, để được ngăn đá 2 tháng, ngăn mát 2 tuần.


Đối với bánh Trung Thu nướng thì khi vừa nướng chín xong, bánh sẽ được để nguội hoàn toàn. Lúc đó bánh nướng sẽ đóng gói vào trong bao bì túi kín, thêm vào đó là một túi chống ẩm giúp bánh không gặp phải tình trạng mốc. Hầu hết mọi loại bánh nướng sẽ có hạn sử dụng kéo dài trong vòng 1 tuần kể từ ngày nướng bánh. Nếu muốn bánh được dùng lâu hơn thì hãy bảo quản trong tủ lạnh, nhưng bạn sẽ đối mặt với việc vỏ bánh khô cứng, nhân không còn mềm, hương vị không ngon như trước.


Đối với bánh dẻo thì khi bánh làm xong có thể đóng gói ngay lập tức, và chắc chắn không thể thiếu được túi chống ẩm. Bánh Trung Thu dẻo thường hạn sử dụng trong 4 ngày kể từ ngày bánh đóng gói, muốn để lâu hơn nữa thì nên bảo quản ngăn mát tủ lạnh sẽ lên đến 1 tuần. Nhưng cũng giống như bánh nướng, bánh dẻo để tủ lạnh cứng nhân và vỏ, mất đi hương thơm ban đầu. Một điểm bạn nên lưu ý là túi để bọc bánh dẻo và bánh nướng thì nên chọn loại không có mép dán sẵn, miệng túi được hàn nóng sẽ kín đáo hơn. Hơn thế nữa trong quá trình vận chuyển cũng không bị bong tróc, bảo quản an toàn hơn. Bạn làm bánh tại nhà số lượng nhỏ có thể thay thế máy hàn bằng bàn là cũng được, bánh để nơi khô ráo tránh ẩm mốc.


Lưu ý từ ngay các khâu chế biến bánh bạn nên thêm chút gia giảm trong quá trình làm để bánh có hạn dùng lâu hơn, thơm ngon, đẹp mắt. Ngay từ khâu nước đường, nguyên liệu cần đúng tỉ lệ, đun đường tan trong nước trước, khi đun thì khuấy nhẹ cho đường tan dần đến lúc sôi thì dừng khuấy, vặn nhỏ lửa nhỏ liu riu, để như vậy khoảng 30 phút. Thêm chút nước cốt chanh, mạch nha (vàng hoặc trắng đều được), đun thêm 20 phút nữa. Nguyên liệu cuối cùng là nước tro tàu, đun thêm 5 phút rồi tắt lửa, để cho nước đường nguội.


Còn khâu nướng bánh thì không phải thời gian như nào cũng được, nhanh quá bánh chưa kịp chín, lâu quá thì vỏ bánh khô và cứng, có khi còn cháy. Vì vậy đối với từng loại bánh đều có trọng lượng riêng biệt từ phần vỏ cho đến phần nhân bên trong. Bởi khi bạn làm bánh, nướng bánh lâu thì nhân sẽ gặp tình trạng nở to ra, khiến cho vỏ bên ngoài dần dần bị méo, nứt, tệ nhất là vỡ bung ra. Nếu nướng bánh mà thấy bánh cứng thì tốt hơn hết lấy bánh ra khỏi lò, nhúng trực tiếp vào nước lạnh, để khoảng vài phút rồi mới cho lò nướng lại.


Đối với khâu chọn nguyên liệu thì chắc chắn phải là địa chỉ tin cậy rồi. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay không phải cơ sở nào cũng làm bánh Trung Thu chất lượng hợp vệ sinh, nhiều cơ sở tư nhân nhỏ lẻ làm ra bánh không đảm bảo, thời gian bảo quản giảm ngắn lại nên tình trạng bánh bị nấm mốc ghé thăm thường xuyên là dễ hiểu. Vì thế mà để an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình, bạn hãy thông minh trong việc chọn thương hiệu uy tín cho mình, trên bao bì ghi đầy đủ hạn dùng, nơi sản xuất, quá trình chế biến. Không chỉ vậy bánh mua về nên để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, thoáng mát, dễ chịu.


JAMJA’s BLOG đã giới thiệu cho bạn cách bảo quản nhân bánh Trung Thu nhanh gọn, dễ dàng và tiện lợi nhất cùng với làm nhân bánh truyền thống và bánh chay như thế nào. Mong những thông tin này hữu ích với bạn.

Nguồn: Jamja.vn