Các trò chơi trong dịp trung thu vui nhộn và ý nghĩa

Ý nghĩa của hội rằm trung thu

Theo phong thục truyền thông của người Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á, Tung Thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Vào dịp này, mỗi nhà sẽ bày mâm cỗ cúng gia tiên với hoa quả, bánh kẹo dưới ánh trăng. Ngoài mùng 1 tháng 6, có lẽ Trung Thu chính là ngày lễ thiếu nhi lớn thứ 2 được các bé cực kỳ yêu thích. Vào những ngày này, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng vô cùng vui vẻ cùng nhau quây quần bên gia đình sau đó uống rượu, xem múa lân, hát những bài hát về Trung Thu. Mặc dù phong tục này đã có từ rất lâu đời nhưng rất ít người biết nguồn gốc của Trung Thu. Vậy Trung Thu có từ bao giờ?


Các trò chơi trong dịp trung thu vui nhộn và ý nghĩa

Tại mỗi nước khác nhau, truyền thuyết về Trung Thu lại khác nhau. Điển hình như Trung Quốc, Trung Thu được biết đến từ sự tích Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời. Sự tích này bắt nguồn từ câu chuyện mười vị hoàng của ngọc đế vì muốn trở thành người chiếu sáng cho nhân gian lên hóa thành mười mặt trời cùng một lúc khiến nhân gian vị hạn hán khô cạn. Mọi sinh linh trên thế gian đều không sống được, tam giới cũng bắt đầu từ đó trở nên hỗn loạn. Vì vậy, Hậu Nghệ – Vị anh hùng của núi Côn Luân đã dùng chiếc nỏ thần bắn rơi chín mặt trời. Cảm kích trước chiến công của Hậu Nghệ, Vua Nghiêm đã ban thưởng cho Hậu Nghệ 1 viên thuốc trường sinh bất lão và dặn chàng 1 năm sau mới được uống. Tuy nhiên, sau khi mang viên thuốc về nhà, vợ Hậu Nghệ, Hằng Nga đã vô tình uống viên thuốc và bay lên trời. Hậu Nghệ dùng nỏ thần muốn bay lên trời tìm vợ nhưng vị thần Phong giữ lại. Không đuổi theo được vợ mình, Hậu Nghệ sống tại nhân gian với nỗi nhớ Hằng Nga. Chính vì vậy chàng đã quyết định xây một lâu đài mang tên “Dương”. Vào mỗi năm, ngày 15 tháng 8 âm lịch, mặt trăng bắt đầu trở nên tròn và sáng nhất, Hậu Nghệ sẽ lên đài quan sát và nhìn thấy được Hằng Nga.


Có một truyền thuyết khác cũng ghi rằng, cứ vào ngày 15 tháng 8 âm, vua Đường Minh Hoàng cùng với bá quan văn võ sau khi dự tiệc cung đình sẽ cùng nhau thưởng nguyệt. Vua Đường luôn ao ước được lên cung trăng 1 lân nên pháo sư Diệu Pháp đã làm phép đưa người lên cung trăng để thỏa niềm ước nguyện. Và sau khi lên cung trăng Vua Đường đã được thưởng thức những món ngon mà nhân gian không hề có, ngắm nhìn những vũ khúc do hàng trăm các vị tiên nữ thể hiện. Sau khi trở về nhân gian, Vua Đường đã đặt ngày 15 tháng 8 âm là ngay vui chơi để kỷ niệm ngày ông được lên cung trăng.


Tại Việt Nam, truyền thuyết Trung Thu gắn liền với câu chuyện cổ tích chú Cuội và chị Hằng Nga. Câu chuyện này không chỉ được các cụ ngày xưa kể lại mà còn được in trong sách giá khoa cho các em nhỏ học. Truyện kể rằng, tại một lạng nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Vào một ngày nọ, Cuội mang về một cây đa quý có thể “cải tử hoàn sinh” nên có thể cứu sống được rất nhiều người. Tiếng lành đồn xa, Cuội không chỉ cứu được rất nhiều người mà còn trở nên giàu có và lấy được vợ. Tuy nhiên, vợ Cuội chỉ thấy Cuội hàng ngày chỉ biết chăm sóc cây thuốc quý nên này sinh lòng ghen ghét. Nhân lúc Cuội đi kiếm củi, thị tưới nước bẩn muốn làm chết cây nhưng nào ngờ vừa tưới xong nước xong cây đa bật gốc và bay lên trời. Khi đó, Cuội gần về nhà thấy cây đã lững thững bay lên trời nên vô cùng hoảng hốt vứt gánh củi chạy về níu lại cây đa nhưng không kịp. Chiếc rìu của Cuội bám vào rễ cây mà Cuội nhất định không chịu buông xuống nên cây đa đã kéo cả Cuội bay lên cung trăng. Từ đó, mỗi khi chúng ta nhìn thấy trên mặt trăng sẽ nhìn thấy hình ảnh mờ của chú Cuội ngồi bên gốc cây đa.

Các trò chơi trong dịp Trung Thu

Trung Thu được xem là tết Đoàn Viên, dù ai đi đâu, làm xa như thế nào đều về nhà để tự họp gia đình mỗi khi tết Trung Thu về. Hình ảnh gia đình quây quần vên mâm cỗ trông trăng bên cánh ánh đèn lung linh và tiếng trống múa lân luôn là hình ảnh đẹp của dân tốc Việt. Chính vì vậy, trong tiềm thức của mỗi người Trung Thu được xem là ngày tụ hội, ngày các bé thoải thích vui chơi mà bé muốn. Dưới dấy là các trò chơi trong dịp Trung Thu vô cùng thú vị thường được tổ chức vào những dịp lễ thiếu nhi.

1. Bịt mắt đập niêu


Trò bịt mắt đập niêu không chỉ trẻ em mà còn dành cho cả người lớn. Thể lệ cuộc chơi vô cùng đơn giản. Cần có ít nhất 2 đội, mỗi đội có 2 người. Trò chơi này cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể chơi. Cách chơi như sau:

Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng. Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu. Nếu không có niêu thì có thể dùng thú ngồi bông. Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói cho người được cõng. Đội nào đập trúng đầu tiên sẽ thắng. Trò này mà có trống đánh kèm thì vô cùng kích thích. Trò bịt mắt đập niêu thường xuất hiện trong các dịp lễ đặc biệt như trung thu hay hội làng.

2. Trò úp lá khoai


Trò úp lá khoai chơi vô cùng đơn giản. Mỗi người chơi ngồi thành 1 vòng sau đó úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu chơi, mọi người cùng đọc “úp lá khoai” sau đó ngửa bàn tay nhau. Vừa úp vừa ngửa tay vừa hát.

” Mười hai chong chóng. Đứa mặc áo tắng. Đứa mặc áo đen. Đứa xách lồng đèn. Đứa cầm ống thụt. Thụt ra thụt vô có thằng té xuống giếng có thằng é xuống sình. Úi chà úi da”.

Người nào sau khi kết thúc bài đồng ca mà úp sai sẽ thua và phải chịu phạt.

3. Trò đi tàu hỏa

Trò đi tàu hỏa là trò được nhiều các bạn trẻ yêu thích. Trò này vô cùng đơn giản. Cần ít nhất 5 người chơi, càng đông càng vui. Mọi người xếp thành 1 hàng dọc sau đó người đi trước sẽ đặt tay lên vai ngươi sau. Người đi đầu tiên sẽ hô “tàu tu xình xịch, tàu lên dốc” hoặc “tàu xuống dốc” để mọi người đi theo. Đến khi nào nghe thấy hiệu lệnh “tàu lên dốc, tất cả đi chậm” thì đi chậm lại. Khi thấy hô câu “tàu xuống dốc” thì mọi người hô câu đồng dao ” đi cầu đi quán đi bán lợn con đi mua cái xoong mua quả dưa hấu. Về biếu ông bà mua một đàn gà về cho ăn thóc mua lược chải tóc. Đi mau về mau kẻo trời sắp tối”.


Cả đoàn vừa đi vừa hát bài đồng ca nếu ai làm không đúng hoặc hát sai sẽ bị chịu phạt theo ý của cả đoàn tàu. Trò chơi này sẽ giúp tăng cường tình đoàn kết giữa các bé.

4. Trò thổi tắt ngọn đèn


Trò thổi nến tắt đèn là chò chơi khá đơn giản. Trò này cần ít nhất 4 người đúng thành một vòng tròn. Hai người được chọn đứng vào trong vòng tròn. Mỗi người trên tay cầm một cây nến. Khi có tiếng còi thổi thì 2 người sẽ dấu đèn ra đừng sau lưng đó cố gắng thổi đèn của người kia tắt. Người nào bị tắt trước sẽ thua cuộc. Trò này chơi theo cặp. Người nào thắng vòng trung kết sẽ là người chiến thắng.

5. Trò trốn tìm

Có lẽ có không ít người biết đến trò trốn tìm. Trò này có các chơi vô cùng đơn giản và dễ chơi. Chỉ cần 2 người trở lên là bạn có thể chơi trò trốn tìm rồi.


Sau khi oản tù tì để tìm người thua. Người thua sẽ bịt mắt đếm đến 10 hoặc 100 trong khi những người còn lại sẽ đi trốn. Sau khi đếm xong, người bịt mắt sẽ đi tìm những người còn lại. Người bị tìm thấy sẽ thua còn người không bị tìm được sẽ chiến thắng.6 Trò múa lân

Ngoài các trò trên, trò múa lân là trò chơi không thể thiếu vào trong những dịp đặc biệt như trung thu. Vào những ngày này, khắp các phố phường đều nhộn nhịp với tiếng gõ trống đi cùng với màn múa lân.


Trò múa lân đã có từ rất lâu trong dân gian. Chỉ cần 1 cái đầu sư tử, 1 người múa, 1 người gõ trống là được. Tuy nhiên, để kích thích, càng đông người chơi trò này càng tốt.

7. Trò rước đèn

Trò rước đèn không cần quy tắc gì. Trò này chỉ cần có đèn sau đó cùng bạn bè đi dạo xong quanh là được. Thời các bé nhỏ tuổi rất thích cầm trên tay những chiếc đèn ông sao hay đèn lòng điện đi chơi với nhau.


Những chiếc đèn lồng được thiết kế tỉ mỉ, đẹp mắt có ánh đèn lấp lánh trong đêm sẽ tạo cảm giác vô cùng thích thú và giúp gắn kết tình cảm của các bé lại với nhau.

Các trò chơi được tổ chức trong Trung Thu

Để trung thu có ý nghĩa hơn, bạn có thể tổ chức cho các bé chơi các trò dưới đây.

1. Làm bánh


Để các bé có thể cảm nhận được ý nghĩa của Trung Thu, bạn có thể cho các bé học cách làm bánh Trung Thu. Trò chơi này vừa có ý nghĩa lại giúp các bé tìm hiểu được ý nghĩa của những ngày tết thiếu nhi. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị kỹ các nguyên liệu làm bánh và hướng dẫn các bé làm cần thận để tránh các bé bị thương và lãng phí đồ ăn.

2. Hóa Trang


Trò hóa trang không chỉ giúp các bé hóa trang làm các nhân vật mình yêu thích mà còn giúp các bé thể hiện được cá tính và sự tự tin của mình. Chính vì vậy, các mẹ có thể lên kế hoạch để tổ chức các cuộc thi hóa trang dành cho các bé.

3. Tìm báu vật


Nếu nhà bé có vườn rộng, bạn có thể tổ chức trò chơi tìm báu vật. Hãy chuẩn bị những món quà nhỏ để kích thích các bé sau đó là vẽ 1 bản đồ để các bé đi tìm. Chia các bé thành các nhóm để các bé có thể học được tinh thần đoàn kết và kỹ năng tư duy.

4. Làm lồng đèn


Trò làm lồng đèn không chỉ giúp các bé học được cách quý trọng những thành quả mà mình và người khác làm ra mà còn giúp các bé biết cách tạo ra những chiếc đèn lồng thủ công nhỏ nhắn. Bạn có thể tổ chức một cuộc thi làm đèn lòng để kích thích lòng hiếu thắng của các bé.

5 Thi múa múa hát

Cuộc thi múa hát những bài về Trung Thu sẽ giúp các bé thể hiện được năng khiếu văn nghệ của mình.

Các bài hát về trung thu như: Chiếc đèn ông sao, vầng trăng cổ tích, rước đèn tháng…Màn múa về Trung Thu như: Múa Lân, ơi ánh trăng vàng…Kịch, kể truyện: Chị Hằng Chú Cuội,…


Trung Thu không thể thiếu được âm nhạc và các trò chơi. Nếu bạn biết cách tổ chức các trò chơi trong dịp Trung Thu sẽ giúp cho ngày hội trăng rằm của các bé nhà bạn ngày càng có ý nghĩa hơn.