Tết Nguyên Đán 2024 – Nguồn gốc, ý nghĩa và lịch nghỉ Tết

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt với nhiều hoạt động và phong tục tập quán đặc trưng của ngày Tết. Bên cạnh đó, đây cũng là một ngày lễ đoàn viên, sum họp gia đình cùng chào đón một năm mới với nhiều thành công và khởi sắc. Vậy nguồn gốc Tết Nguyên Đán là gì? Các phong tục và hoạt động ngày Tết diễn ra như thế nào? Còn mấy ngày nữa đến Tết 2024? Cùng Shopee Blog tìm ra câu trả lời ngay tại bài viết bên dưới nhé!

Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Tết Nguyên Đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản là Tết) là một lễ hội lớn nhất trong năm thường kéo dài trong khoảng 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (tính từ 23 Tháng Chạp đến hết ngày 7 Tháng Giêng theo m lịch). Với ý nghĩa là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, đem lại khởi đầu và những bước tiến mới nên Tết luôn được gửi gắm nhiều ước vọng của người Việt cùng cầu mong cho một năm vạn sự bình an, trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định cụ thể. Thế nhưng nguồn gốc chữ Tết dựa theo sự tích “Bánh chưng, Bánh dày” có thể đã xuất hiện từ thời các Vua Hùng với truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng.

Theo cách đọc âm Hán – Việt, Tết được gọi là “Tiết Nguyên Đán” nghĩa là thời kỳ rạng đông bắt đầu. Trong đó, gốc chữ Hán của từ “Nguyên” nghĩa là chỉ sự khởi đầu, sơ khai và “Đán” là buổi sáng sớm. Chính vì vậy, Nguyên Đán nghĩa là buổi sớm đầu năm với hy vọng một năm bình an và hạnh phúc.

Lịch sử Tết Nguyên Đán Việt Nam (Nguồn: Rimmabondarenko)

Còn mấy ngày nữa đến Tết 2024? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024

Bên cạnh ngày Tết Dương Lịch gần đến, nhiều người vẫn quan tâm còn mấy ngày nữa đến Tết 2024 để chuẩn bị cho một năm mới với nhiều hy vọng và niềm vui trọn vẹn. Ngày 30 của Tết Giáp Thìn 2024 sẽ rơi vào Thứ Sáu ngày 09/02/2024 (Dương Lịch), như vậy mùng 1 sẽ là ngày Thứ Bảy 10/02/2024 (Dương Lịch). Vậy nếu tính từ ngày 31/12/2023 thì còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Âm Lịch 2024.

Bên cạnh đó lịch nghỉ Tết Âm 2024 cũng là một nỗi băn khoăn của nhiều bạn gần đây. Theo thông báo của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (Bộ LĐ-TB&XH), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ từ Thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương Lịch (tức ngày 29 Tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết Thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương Lịch (tức mùng 5 Tháng Giêng năm Giáp Thìn). Kỳ nghỉ sẽ bao gồm 5 ngày nghỉ tết âm lịch và 2 ngày nghỉ bù vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 chính thức (Nguồn: Shopee Blog)

Shopee & Shopee Express có nghỉ Tết Âm lịch không?

Shopee và đơn vị vận chuyển Shopee Express có nghỉ Tết Âm lịch 2024 không luôn là câu hỏi của nhiều tín đồ mua sắm, làm đẹp quan tâm. Hiện tại, Shopee chưa có thông tin chính thức cho câu hỏi này, vậy nên các bạn hãy đợi thêm một thời gian nữa Shopee Blog sẽ gửi đến bạn thông tin chuẩn xác nhé. Bên cạnh đó, Shopee cũng có rất nhiều chương trình và ưu đãi khuyến mãi siêu hấp dẫn đang chờ đón các bạn trong dịp Tết Âm Lịch 2024 này nên đừng bỏ lỡ nhé!

Shopee và Shopee Express có nghỉ Tết âm không? (Nguồn: Shopee Blog)

2024 là Tết con gì? Tổng quan tử vi 2024 của 12 con giáp

Tết Âm Lịch 2024 là năm con gì? Theo Lịch Vạn Niên, năm 2024 Giáp Thìn là năm con Rồng sẽ bắt đầu từ ngày 10/02/2024 và kết thúc vào ngày 28/01/2025 Dương Lịch. Năm 2024 là năm có thiên can Giáp, địa chi Thìn và ngũ hành nạp âm là Phúc Đăng Hỏa (tức Lửa Đèn Dầu). Năm Rồng 2024 được xem là báo hiệu của nhiều điều may mắn, mang ý nghĩa thịnh vượng và cát lành ở nhiều phương diện trong cuộc sống.

  • Tương hợp với thiên can Kỷ và khắc với thiên can Canh và Mậu.
  • Tam hợp với tuổi Tý và Thân, Tứ Hành Xung với tuổi Tuất.
  • Con giáp phạm Thái Tuế: Thìn, Tuất, Sửu và Mão.
  • Con giáp phạm Tam Tai: Tý, Thìn và Thân.
  • Màu chủ đạo: Đỏ, cam, hồng, tím (thuộc mệnh Hỏa)

Năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm với nhiều khởi đầu và thành công mới đối với 12 con giáp. Tuy nhiên bản mệnh của mỗi người sẽ có những thay đổi nhất định nên các bạn cần lưu ý và cẩn trọng một số khía cạnh trong cuộc sống để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhé!

Tổng quan tử vi 12 con giáp trong năm Giáp Thìn 2024 (Nguồn: Shopee Blog)

> Xem thêm: Tử vi 2024 Giáp Thìn 12 con giáp đầy đủ, chuẩn xác nhất

Tổng hợp những điều bạn nên biết về Tết Âm Lịch 2024

Cách xưng hô họ hàng trong ngày Tết như thế nào?

Tết đến là thời gian sum họp gia đình và trao nhau những câu chào, lời chúc may mắn chào đón năm mới. Do đó, việc gặp mặt người thân và xưng hô đúng vai vế là một điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn chưa am hiểu nhiều về vấn đề này thì có thể note lại một số cách xưng hô cơ bản trong họ hàng như sau:

Cách xưng hô bên nội:

  • Bố của bố: ông nội.
  • Mẹ của bố: bà nội.
  • Anh trai, chị gái của bố: bác.
  • Em trai của bố: chú.
  • Em gái của bố: cô.

Cách xưng hô bên ngoại:

  • Bố của mẹ: ông ngoại.
  • Mẹ của mẹ: bà ngoại.
  • Anh, em trai của mẹ: cậu.
  • Chị, em gái của mẹ: dì.
  • Vợ của cậu: mợ.
  • Chồng của dì: dượng.

Ngoài ra, nếu bạn chưa nắm rõ sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng thì có thể khoanh tay và gật đầu chào hỏi nghiêm túc với người lớn tuổi hoặc vẻ ngoài lớn hơn mình. Hay mỉm cười và gật đầu thiện chí với người nhỏ tuổi hơn, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.

Mùng 1 Tết nên làm gì để đem lại may mắn?

“Đầu xuôi thì đuôi lọt” – Một câu nói dân gian của ông bà ta ngày xưa với ý nghĩa một khởi đầu suôn sẻ, mọi thứ sẽ an yên. Chính vì vậy, để một năm mới với nhiều phước lành và may mắn thì ngày mùng 1 Tết được xem là khoảng thời gian quan trọng trong năm. Bạn có thể tham khảo qua gợi ý những việc nên làm vào mùng 1 Tết của Shopee Blog để cả năm an khang, thịnh vượng như sau:

  • Đi lễ chùa cầu may mắn, bình an.
  • Lì xì đầu năm.
  • Tảo mộ đầu năm.
  • Mặc đồ hợp tuổi.
  • Không vay mượn tiền bạc.
  • Không nhặt của rơi.
  • Phát âm ăn chay, phóng sinh làm việc thiện.
Tết Âm Lịch 2024 (Nguồn: Shopee Blog)

> Xem thêm: Top 20 gợi ý mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn cả năm

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết để tránh xui xẻo

Bên cạnh những điều may mắn nên làm vào ngày đầu năm thì bạn cũng nên lưu ý một số kiêng kỵ cho những ngày khai xuân. Ngày đầu năm mới luôn được quan niệm rằng là sự khởi đầu cho một năm trọn vẹn may mắn, tài lộc cùng sự bình an. Do đó, bạn cần phải kiêng kỵ một số điều để đón một năm mới với nhiều phước lành và may mắn như:

  • Không rơi vỡ, đổ bể.
  • Không quét nhà.
  • Không tranh cãi, gây bất hòa.
  • Không cắt tóc.
  • Kiêng kỵ vay mượn đầu năm.
  • Kiêng giặt quần áo vào ngày mùng 1 và mùng 2.
  • Kiêng nói những điều xui xẻo, nói gở.

> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ ngày Tết bạn nên biết để tránh tai họa

Những phong tục trong ngày Tết Cổ Truyền

Đi chợ sắm Tết

Sau một năm làm việc chăm chỉ thì cuối năm mọi người ai ai cũng muốn đem về cho gia đình những món quà ý nghĩa hoặc là trang trí lại nhà cửa để đón Tết. Đây cũng được xem là thời điểm nhộn nhịp nhất năm khi mọi người đều nô nức đi chợ sắm đồ Tết cho gia đình. Vào những ngày cuối năm, những khu chợ hoa Tết với các chậu mai, chậu quất hay cành đào khắp các nẻo đường hay những cửa hàng trang hoàng đón Tết khiến cho lòng người nao nức đến dịp lễ hội ngày Tết Cổ Truyền quen thuộc.

Đi chợ sắm đồ Tết là một trong những lễ hội ngày tết cho một năm mới rực rỡ (Nguồn: loveandcompass.de)

Tảo mộ – Viếng thăm tổ tiên

Tảo mộ hay đi viếng thăm tổ tiên ở các lễ chùa là một tục lệ quen thuộc của người Việt nhằm thể hiện tấm lòng tri ân, hiếu thảo đến đấng sinh thành đã mất. Việc viếng thăm mộ ông bà tổ tiên còn mang ý nghĩa mời ông bà về ăn Tết trong ba ngày đầu xuân. Hoạt động này thực sự là một nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam từ bao đời nay.

Phong tục tảo mộ của người Việt (Nguồn: phunutoday.com)

Chơi hoa dịp Tết

Bên cạnh những vật dụng trang trí nhà cửa ngày Tết quen thuộc như treo câu đối hay bánh mứt thì nhiều gia đình lựa chọn những chậu mai hay cành đào để tô sắc thêm cho nhà cửa đời sống. Ở miền Nam, mọi người sẽ thường lựa chọn trưng hoa mai vàng với quan niệm tượng trưng cho sự phú quý và giàu có. Trưng mai với mong ước phát tài phát lộc trong năm mới, con đường công danh sự nghiệp cũng thăng hoa.

Khác với miền Nam, ở miền Bắc lại lựa chọn trưng đào hoặc cây quất trong sân vườn, phòng khách trong ngày đầu xuân. Theo quan niệm của người Bắc, trang trí hoa đào ngày Tết mang ý nghĩa gắn kết, thuận hòa và sự an khang trong gia đình. Bên cạnh đó, cây đào và cây quất cũng tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy mà người dân miền Bắc luôn mong muốn mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Phong tục Tết Nguyên Đán trưng hoa đặc trưng của từng vùng miền (Nguồn: cafef)

Cúng Ông Công, Ông Táo

Theo truyền thống Việt Nam, ngày 23 Tháng Chạp hằng năm sẽ làm một mâm cỗ để tiễn ông Công và Ông Táo về chầu trời. Ông Công, Ông Táo là những vị thần linh đại diện cho sự ấm no trong gia đình, họ sẽ ghi chép lại những gì gia chủ đã làm trong năm và báo cáo lại với Ngọc Hoàng.

Lễ cúng ông Táo thường có hoa quả, nến hương, vàng mã và thả cá chép để đưa đưa các vị thần vượt Vũ Môn lên Thiên Đình. Theo quan niệm dân gian, cúng cá chép để ông Táo cưỡi về Trời với hy vọng cho một năm mới tiếp tục được phù hộ cho gia đạo bình an. Cá chép sau khi cúng sẽ được thả về với sông, thể hiện tấm lòng từ bi bác ái của người Việt.

Phong tục cúng Ông Táo về Trời vào ngày 23 Tháng Chạp hằng năm (Nguồn: eva.vn)

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Tranh thủ vào những ngày cuối năm để dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa cho tươm tấp có lẽ là “điệp khúc” quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Theo quan niệm dân gian, đầu Xuân năm mới cần trang hoàng những thứ mới mẻ cho nhà cửa để vạn sự được hanh thông, đón nhận những điều tốt lành và may mắn.

Các gia đình sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa đón Tết từ ngày 20 Tháng Chạp, lau dọn bàn thờ, bàn ghế, nhà cửa và trưng mai, trưng đào. Ở một số địa phương, người dân còn có phong tục Tết Nguyên Đán treo cây nêu cùng với các câu đối tết, chậu quất hay các loại hoa đặc trưng ngày Tết để cầu cho một năm mới đầy trọn vẹn, vạn sự bình an và hạnh phúc.

Một trong các hoạt động ngày tết quen thuộc của người Việt (Nguồn: Canva)

Chưng mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ở Việt Nam mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới vừa đủ sung túc và thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Chính vì vậy, mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị chu đáo và chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ.

Tùy vào mỗi vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ được trình bày khác nhau trên mâm. Đối với Tết Nguyên Đán miền Bắc, thường sẽ chọn năm loại quả với năm màu sắc khác nhau tượng trưng cho Ngũ Hành. Còn với Tết ở miền Nam sẽ ưu tiên các loại trái cây như mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài để cầu mong cho sự sung túc và may mắn sẽ đến trong năm mới. Mỗi vùng miền đều có phong tục Tết Nguyên Đán bày trí mâm ngũ quả khác nhau nhưng đều mang đến ý nghĩa hy vọng cho một năm mới với đầy đủ may mắn và hạnh phúc trọn vẹn.

Chưng mâm ngũ quả cho ngày Tết với ước mong sung túc, ấm no (Nguồn: afamily.vn)

Gói bánh chưng, bánh tét đón Tết

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” cùng với sự tích vua Hùng ngày xưa đã khiến cho ý nghĩa Tết Nguyên Đán thêm phần trang trọng. Được bắt đầu vào ngày 27 Tháng Chạp, gói bánh chưng không chỉ đơn giản là một hoạt động quen thuộc trong dịp Tết đến Xuân về mà còn kéo gần khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Hình ảnh những chiếc bánh chưng được gói kỹ càng cùng sự quây quần quanh bếp lửa hồng đã trở thành một bức tranh mỹ vị nhiều kỷ niệm trong ngày Tết đối với mỗi gia đình Việt.

Gói bánh chưng, bánh tét – Ý nghĩa Tết Nguyên Đán của gia đình Việt (Nguồn: afamily.vn)

Đón giao thừa – Quây quần bên mâm cỗ Tết

Thông thường vào ngày 30 Tết, các gia đình sẽ thường làm một mâm cơm để tạ ơn trời đất, các vị thần linh đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Gia chủ sẽ mời ông bà tổ tiên, con cháu, người thân trong gia đình về vui Tết và cầu mong một năm mới bình an, phát tài phát lộc. Đây cũng là một khoảnh khắc mọi người cùng sum vầy, ăn bữa cơm tất niên và cùng nhau trò chuyện về những chuyện đã qua.

Sau mâm cỗ tất niên, mọi người sẽ cùng nhau đón giao thừa – một thời khắc thiêng liêng giao thoa giữa năm cũ và chúc mừng Tết Nguyên Đán cho một năm mới hạnh phúc. Lúc này, gia chủ sẽ làm một lễ cúng ở ngoài trời để “trừ tịch”, bỏ hết mọi điều không may mắn của năm cũ để chào đón một năm mới với nhiều phước lành, vạn sự an yên và niềm vui trọn đầy.

Hoạt động ngày Tết thiêng liêng và trang trọng (Nguồn: HD Bank)

Xông đất đầu năm

Xông đất là một phong tục Tết Nguyên Đán vào đầu năm được các gia đình Việt Nam tương đối coi trọng. Theo quan niệm dân gian, tính từ khoảng thời gian sau giao thừa, người nào bước vào nhà đầu tiên chính là người xông đất năm mới. Người này sẽ mang theo may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ. Đối với nhiều gia đình, tục xông đất đầu năm mang một ý nghĩa rất quan trọng, mùng 1 suôn sẻ thì mọi việc cả năm sẽ an lành, nhiều điều may mắn và vạn sự như ý. Chính vì vậy, gia chủ thường lựa chọn người hợp mệnh hoặc hợp tuổi để nhờ xông đất cầu may.

Người xông đất đầu năm sẽ mang đến may mắn và bình an cho gia đình (Nguồn: Vietnamnet)

> Xem thêm: Cách chọn tuổi xông đất cho cả năm may mắn

Chúc Tết và mừng tuổi

Ở Việt Nam, vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người trong gia đình sẽ gửi cho nhau những lời chúc Tết Nguyên Đán ý nghĩa cùng với bao lì xì đỏ cầu mong may mắn và bình an. Người lớn sẽ lì xì và chúc trẻ em ngoan ngoãn, nghe lời và học tập chăm chỉ. Con cháu sẽ mừng tuổi ông bà, bố mẹ sức khỏe dồi dào, bình an và phát đạt trong năm mới.

Văn hóa lì xì mừng tuổi đầu năm dần trở thành một nét đẹp trong truyền thống của người dân Việt Nam. Thông qua những phong bao đỏ, mọi người sẽ trao cho nhau những lời chúc ý nghĩa về sự may mắn, tài lộc và thành công trong năm mới.

Phong tục chúc Tết và lì xì mừng tuổi trong năm mới (Nguồn: Getty Images)

Lễ chùa đầu năm – Cầu mong bình an, hạnh phúc

Lễ chùa đầu năm cũng là một hoạt động ngày Tết Âm Lịch ý nghĩa và được truyền nối qua nhiều thế hệ người Việt. Vào dịp đầu Xuân, mọi người sẽ ăn mặc trang trọng, mang theo đồ đến lễ chùa để cầu mong năm mới bình an và hạnh phúc. Đây vừa là một phong tục Tết Nguyên Đán quen thuộc để tỏ lòng thành kính với Đức Phật, tổ tiên vừa để cầu mong cho năm mới với nhiều sự bình an và may mắn cho bản thân cũng như gia đình.

Phong tục lễ chùa đầu năm (Nguồn: Tạp chí Môi Trường và Đô Thị

Hái lộc đầu xuân

Ở miền Bắc, sau khi bái lễ hoặc đi lễ chùa, người ta thường có tục bẻ lấy một cành lộc để lấy may mắn. Đó là tục hái lộc đầu năm quen thuộc của người dân xứ Bắc. Ngụ ý của hoạt động này là xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho năm mới với hy vọng một năm mới bình an và hạnh phúc. Cành lộn thường được đem về cắm ở bàn thờ của mỗi nhà.

Bên cạnh đó, phong tục Tết Nguyên Đán này được thực hiện trong đêm giao thừa hoặc ngày đầu tiên của năm mới với mong ước rước lộc về nhà. Hoạt động ngày tết này còn giúp cho các gia đình cầu may mắn, bình an và phát đạt trong năm mới.

Phong tục hái lộc – rước lộc về nhà của người Việt (Nguồn: Getty Images)

Các hoạt động ngày Tết của mỗi gia đình Việt Nam

Trang trí nhà cửa ngày Tết

Trang trí nhà cửa đón Tết là một hoạt động ngày Tết quen thuộc của mỗi gia đình Việt, giúp mang lại không khí vui tươi, đầm ấm và chuẩn bị đón chào những điều may mắn trong năm mới. Tùy theo sở thích và phong cách của mỗi gia đình mà cách trang trí ngày Tết sẽ khác nhau, tuy nhiên các bạn có thể sử dụng một số phụ kiện như hoa tươi, câu đối đỏ, đèn lồng, hoa mai, hoa đào hay các loại giấy dán để giúp ngôi nhà thêm nổi bật và cầu chúc may mắn cho gia đình.

Lưu ý là bạn nên lựa chọn vật dụng trang trí vừa phải và bố cục phải hài hòa, cân đối. Đồng thời nên trang trí nhà cửa trước Tết khoảng 1-2 tuần để có thời gian chỉnh sửa và hoàn thiện kịp thời nhé!

Hoạt động trang trí nhà cửa ngày Tết (Nguồn: Getty Images)

Tặng quà ngày Tết

Biếu quà Tết là một phong tục Tết Nguyên Đán lâu đời, nét văn hóa tốt đẹp được người Việt gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ. Tặng quà ngày Tết mang ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm chân thành, lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an và một năm mới an khang, thịnh vượng. Tùy theo sở thích và đối tượng nhận quà mà bạn lựa chọn quà tặng phù hợp như:

  • Yến sào, đông trùng hạ thảo và giỏ quà tặng Tết cho ông bà.
  • Saffron, thực phẩm chức năng hay thiết bị gia dụng cho bố mẹ.
  • Rượu, bộ chén trà, hộp trà hoặc cây bonsai cho sếp hoặc đối tác.
  • Các thiết bị công nghệ hiện đại hay áo dài tết cho anh, chị, em.
Lựa chọn quà tặng tết phù hợp với từng đối tượng (Nguồn: Kenh14)

Mua sắm đồ Tết

Mua sắm Tết dường như trở thành một hoạt động ngày Tết không thể thiếu của mỗi gia đình trong dịp Tết đến Xuân về. Bạn có thể chủ động lên kế hoạch hoặc một danh sách mua sắm chi tiết, điều này sẽ giúp bạn vừa kiểm soát được chi tiêu, vừa mua sắm không bị thiếu sót. Bên cạnh đó, bạn có thể tranh thủ đi sắm đồ từ sớm để tránh tình trạng bị quá tải hàng hóa trong những ngày cận Tết. Bạn có thể lựa chọn mua hàng tại Shopee để áp dụng các mã ưu đãi giảm giá và miễn phí vận chuyển giúp tiết kiệm chi phí nhé!

Mua sắm đồ Tết có kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm (Nguồn: Behance)

Du lịch Tết Nguyên Đán

Tết đến cũng là một thời điểm đặc biệt cho những chuyến đi du lịch hấp dẫn, trải nghiệm những đất nước, thành phố tuyệt vời từ cảnh đẹp tự nhiên đến nền văn hóa phong phú. Đồng thời cũng là một dịp đặc biệt cho chúng ta được nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng.

Bạn có thể tham gia các tour du lịch trong nước, đến các địa điểm du lịch đang hot dạo gần đây như Tà Xùa, Ninh Bình, Hà Giang, Mộc Châu, Sapa, Đà Nẵng – Hội An, Hạ Long, Quy Nhơn,… Với những cảnh đẹp thiên nhiên đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ cùng với nét đẹp văn hóa chắc chắn sẽ khiến cho chuyến du lịch Tết Nguyên Đán của bạn thêm phần thú vị.

Hoặc nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể lựa chọn book các tour du lịch Tết Nguyên Đán nước ngoài như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản để được trải nghiệm và khám phá những vùng đất Châu Á xinh đẹp nhé!

Tour du lịch các nước ăn Tết Nguyên Đán 2024 (Nguồn: Tony Nguyễn, somethingoffredom.com, hotrambeach.com, baoquangninh.com.vn)

Làm đẹp, sắm đồ cho bản thân dịp Tết đến Xuân về

Chăm chút, làm đẹp cho bản thân là một trong những cách giúp bạn thêm phần tự tin và nổi bật khi xuống phố dạo chơi mùa Tết. Các bạn nam có thể thay đổi diện mạo bản thân với những kiểu tóc nam sành điệu hay những cách phối đồ tone màu phù hợp với dịp Tết để sở hữu ngay một vẻ ngoài cá tính và lãng tử.

Đối với các bạn nữ thì có phần cầu kỳ hơn, bạn có thể lựa chọn các kiểu tóc nữ sành điệu và có độ bồng bềnh để trông thêm phần nổi bật. Áo dài cũng là item thời trang đặc trưng ngày Tết mà các bạn nữ có thể lựa chọn để diện xuống phố vào những ngày đầu xuân. Đừng quên kèm theo mẫu nail Tết nổi bật và cá tính bạn nhé!

Chăm chút bản thân dịp Tết đến Xuân về (Nguồn: Getty Images, TTL Nails)

> Xem thêm: 15+ cách phối đồ đi chơi Tết cho nam đẹp chuẩn soái ca

Các hoạt động giải trí hấp dẫn ngày Tết

Bên cạnh các hoạt động ngày Tết như viếng lễ chùa, hái lộc đầu năm hay đi du lịch Tết thì các bạn cũng có thể thư giãn tại nhà với các hoạt động giải trí khác. Bạn có thể chơi các trò chơi đặc trưng trong ngày Tết như bầu cua, lô tô, bài tây xì dách, tiến lên, ba cào,… Hoặc là nghe các bài nhạc Tết vui xuân hay những bản nhạc ballad nhẹ nhàng thư giãn. Ngoài ra, hoạt động múa lân ở các cửa hàng hoặc phố người Hoa cũng là một nét đặc trưng của ngày Tết mà bạn có thể trải nghiệm thử.

Các hoạt động giải trí mùa Tết hấp dẫn (Nguồn: Getty Images)

Xem bắn pháo hoa

Một hoạt động ngày Tết chào đón năm mới không thể thiếu chính là xem bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Khi xem bắn pháo hoa trực tiếp, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những màn pháo hoa tuyệt đẹp, ghi lại từng khoảnh khắc cùng những chùm sáng lan tỏa trên bầu trời đêm. Đồng thời, bạn cũng có thể cảm nhận được bầu không khí vui tươi và sôi động của đêm giao thừa. Hoặc nếu bạn ngại chen chúc vào những nơi đông người thì có thể tận hưởng màn pháo hoa chào đón năm mới tại nhà qua màn ảnh nhỏ cùng gia đình nhé!

Xem bắn pháo hoa chào đón năm mới (Nguồn: Getty Images)

Làm các món ăn đặc trưng của ngày Tết

Dịp tết là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau sum vầy Tất Niên chắc hẳn không thể thiếu mâm cỗ với những món ăn đặc trưng ngày Tết. Việc chuẩn bị chu đáo các món ăn đặc trưng ngày Tết không chỉ thể hiện sự tinh tế của gia chủ mà còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới đủ đầy và hạnh phúc. Nếu như mâm cỗ miền Bắc không thể thiếu dưa hành, giò lụa, nem chua rán thì miền Trung và miền Nam lại có dưa món, chả bò hay thịt gà luộc. Đặc biệt là không thể thiếu những món ăn đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng, củ kiệu,…

Món ăn đặc trưng của ngày Tết (Nguồn: Getty Images)

> Xem thêm: Những hoạt động ngày Tết không thể tách rời của văn hóa người Việt

Như vậy, Shopee Blog đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết Nguyên Đán – một ngày lễ cổ truyền quan trọng của người Việt. Hy vọng qua bài viết, các bạn và gia đình sẽ có sự chuẩn bị chỉn chu cho ngày Tết cổ truyền sắp đến. Bên cạnh đó, Shopee cũng đang có nhiều chương trình ưu đãi lớn siêu hấp dẫn cho dịp Tết Cổ Truyền sắp đến đang chờ đón các bạn. Đừng quên theo dõi Shopee Blog để cập nhật các bài viết về sự kiện lễ tết cũng như chương trình ưu đãi hấp dẫn bạn nhé!


Đánh giá bài viết