Mỗi dịp Tết đến xuân về, việc dọn dẹp, trang trí bàn thờ ngày Tết đã trở thành truyền thống người Việt. Đây là cách bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, đề cao giá trị tâm linh nên rất được chú trọng. Sau đây, Shopee Blog sẽ giới thiệu một số cách trang trí bàn thờ Tết và những kiêng kỵ cần tránh.
Ý nghĩa của việc lau dọn, trang trí bàn thờ ngày Tết
Tết đến, xuân về là dịp mà mỗi gia đình đều tất bật cho việc dọn dẹp nhà cửa. Trong đó, khu vực bàn thờ gia tiên, nơi thờ cúng là nơi cần được chú trọng và ưu tiên nhất. Việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ ngày Tết mang nhiều ý nghĩa trong tâm linh của người Việt như:
- Thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn và kính trọng của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
- Tưởng nhớ và đón tổ tiên trở về đón Tết một cách trọn vẹn và sum vầy.
- Thể hiện sự đủ đầy, sung túc của một gia đình.
- Mang lại sự may mắn, khởi đầu tốt đẹp cho một năm mới.
Bàn thờ ngày Tết của 3 miền có gì?
Thông thường, mỗi vùng miền sẽ có sự chuẩn bị khác nhau về vật dụng đặt trên bàn thờ. Vậy hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu các đồ thờ cúng trên bàn thờ của 3 miền Bắc, Trung, Nam trong ngày Tết cổ truyền nhé!
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Đối với bàn thờ ngày Tết miền Bắc, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau đây:
- Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, quất, hồng. Đây là các loại quả tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc.
- 1 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến thắp liên tục từ ngày 30 tới hết mùng 3 Tết.
- Lọ hoa tươi.
- 3 ly nước cúng
- Mâm cơm cúng bao gồm 1 đĩa xôi, 1 con gà trống luộc, 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 đĩa rau xào và 1 chiếc bánh chưng đã bóc.
Bàn thờ ngày Tết miền Trung
Do địa lý miền Trung nằm giữa hai miền Bắc – Nam, nên tục thờ cúng gia tiên sẽ có sự sự tương đồng với 2 miền, các đồ vật được đặt trên bàn thờ cũng vậy. Trong ngày Tết cổ truyền, trên bàn thờ của người miền Trung sẽ có các vật dụng như:
- Mâm ngũ quả.
- Bộ tam sự.
- Mâm bồng hay còn gọi là đĩa thờ đựng hoa quả hoặc tiền vàng dâng lên tổ tiên.
- 3 ly nước cúng.
- Các loại bánh như bánh tét, bánh in, bánh tổ hoặc bánh đậu xanh.
Bàn thờ ngày Tết miền Nam
Người miền Nam sẽ bắt đầu chuẩn bị vật dụng trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết từ ngày 27 đến 29 hoặc 30 tháng Chạp. Các đồ thờ cúng cần chuẩn bị bao gồm:
- Mâm ngũ quả gồm mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, xoài và quả sung.
- Mâm cơm thờ gia tiên gồm canh măng, thịt kho trứng, canh khổ qua, chả giò,…
- Bộ tam sự.
- Mâm bồng.
- Lọ hoa cúng.
Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết
Trong văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, tôn kính nhất, vì vậy việc lau dọn bàn thờ ngày Tết cũng hết sức cẩn trọng để tránh phạm tâm linh. Sau đây là một số cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng chuẩn mà bạn nên tham khảo.
Khi nào & ai nên lau dọn bàn thờ?
Trước những ngày Tết đến, các gia đình thường dọn nhà và thực hiện lau chùi bàn thờ gia tiên. Theo quan niệm dân gian, có hai thời điểm lau dọn tốt nhất là ngày đưa ông Táo về trời và ngày rước ông Táo về. Công việc lau dọn bàn thờ nên được hoàn tất trước đêm giao thừa.
Người lau dọn bàn thờ nên là người trong nhà (Nguồn: gamesmobie.net)Người lau dọn bàn thờ gia tiên tốt nhất là người trong nhà (thường là gia chủ), người không bị thương, phụ nữ không trong kỳ kinh nguyệt. Gia chủ lưu ý cần tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.
Cách lau dọn bàn thờ gia tiên đúng chuẩn
Để việc lau dọn bàn thờ diễn ra suôn sẻ, trước tiên, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau đây:
- Khăn sạch.
- Vật dụng lau dọn sạch dùng riêng cho bàn thờ.
- Rượu trắng pha loãng với nước và gừng.
- Nước ấm để lau tượng Phật.
- Một chiếc bàn bên trên có phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị.
Sau đây là một số bước lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách mà bạn nên áp dụng:
- Bước 1: Chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ và thắp nén hương xin tổ tiên cho phép lau dọn bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.
- Bước 2: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống và để ngay ngắn. Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương vì sẽ gây ra xui xẻo cho gia chủ.
- Bước 3: Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau lần lượt toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại.
- Bước 4: Sau khi lau bài vị xong mới dọn bát hương. Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương và dùng khăn khô phủi bụi nhang trên miệng, xung quanh bát hương.
- Bước 5: Dùng khăn khô lau dọn toàn bộ tro bụi trên bàn thờ. Lấy khăn sạch khác ngâm rượu lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại lần nữa.
Sau khi hoàn tất, bạn đặt lại đồ thờ cúng theo đúng vị trí, thay nước trong ly, thay chum gạo muối (nếu có). Tiếp đến, bạn thắp hương, khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Ngoài những bước trên, trong quá trình lau dọn bàn thờ, bạn cần phải lưu ý kiêng kỵ một số điều quan trọng sau đây:
- Sử dụng khăn, chổi hay các vật dụng vệ sinh chỉ dùng riêng trên bàn thờ.
- Không đổ tro một lúc mà nên sử dụng muỗng để múc ra từ từ.
- Tránh làm đổ vỡ các vật dụng trên bàn thờ.
- Không nên xê dịch bát hương quá nhiều.
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết
Sau khi lau dọn bàn thờ sẽ là bước trang trí để mang không khí Xuân về ấm cúng bên gia đình và những người thân yêu.
Sơ đồ bài trí đồ vật trên bàn thờ
Trước khi bày biện vật dụng thờ cúng lên bàn thờ, bạn cần xác định sơ đồ bài trí đồ vật. Cụ thể như:
- Ngai thờ: Được đặt trong cùng, để ở trên cao để không bị che lấp bởi các vật dụng thờ cúng khác.
- Bát hương: Phía trước bức ảnh thờ và để ở chính giữa, cách mép rìa bàn thờ một khoảng để đảm bảo cho bát hương không bị rơi
- Chum nước cúng: Sẽ được đặt ngay ngắn trước bát hương.
- Lư hương: Đặt đối diện và ở phía sau bát hương, nên để lư hương cao hơn bát hương.
- Đèn dầu hoặc chân nến: Đặt ở hai bên sát mép rìa ngoài của bàn thờ để chừa không gian cho các vật dụng khác.
- Đài thờ và chóe thờ: Sẽ được đặt bên trái phía sau đèn dầu hoặc chân nến.
- Lọ hoa: Bạn có thể đặt hai bên trái hoặc phải của bàn thờ.
- Mâm bồng: Đặt trước bát hương dùng để chưng mâm ngũ quả vào dịp Tết. Có thể chia làm ba mâm bồng nhỏ đặt chung quanh nếu bàn thờ có diện tích rộng.
- Bát cơm và đũa thờ: Đặt bên phải, bên cạnh và nhích xuống phía sau bát hương một khoảng nhỏ.
Trang trí bằng mâm ngũ quả
Trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu để dâng cúng tổ tiên, mang ý nghĩa báo hiếu cũng như ước mong về những điều tốt lành. Thông thường, mâm ngũ quả sẽ có 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong Tết cổ truyền (Nguồn: vietfoodshop.com)Ngoài ra, việc lựa chọn 5 loại trái cây bày lên mâm sẽ tùy thuộc vào quan niệm văn hóa đặc trưng ở từng vùng miền.
Trang trí bằng hoa bàn thờ ngày Tết
Trưng bày bàn thờ ngày Tết không chỉ cần mâm ngũ quả mà lọ hoa cũng là vật dụng không thể thiếu. Hoa trưng bày không chỉ để trang trí mà cần phải ứng với các quy tắc phong thủy. Cùng Shopee Blog tham phá các loại hoa bàn thờ ngày tết đặc trưng sau đây nhé!
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ là loài hoa phổ biến trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Hoa cúc vàng mang ý nghĩa hiếu thảo, thể hiện sức sống mãnh liệt và trường tồn vĩnh cửu. Vì vậy, trang trí loài hoa này trên bàn thờ gia tiên ngày Tết sẽ đem lại may mắn phúc lộc cho gia đình.
Hoa cúc là loài hoa đặc trưng trong văn hóa thờ cúng của người Việt (Nguồn: dienhoaxanh.com)> Xem thêm: Cách cắm hoa cúc ngày Tết đón sung túc đầy nhà
Hoa ly
Hoa ly được mệnh danh là loài hoa của sự sang trọng, quý phái và thanh cao. Cánh hoa bản to biểu tượng cho sự may mắn và tài lộc. Đặc biệt, nếu hoa ly vàng cắm trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông địa ngày tết nở đúng ngày mùng 1 sẽ mang lại cho gia chủ nhiều niềm vui và may mắn.
Hoa ly mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ (Nguồn: gomtruongan.vn)> Xem thêm: Cách cắm hoa ly ngày Tết đẹp và tươi lâu
Hoa cát tường
Hoa cát tường là loài hoa được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vẻ đẹp của hoa cát tường mang đến cho người nhìn sự mềm mại và dễ chịu. Bên cạnh đó, loại hoa này cũng mang ý nghĩa may mắn, cát tường nên rất được nhiều người sử dụng để trang trí bàn thờ ngày Tết.
Hoa cát tường là loài hoa mang lại may mắn (Nguồn: Shopee Blog)Nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân còn được gọi là Ngân Liễu, là một loài hoa tươi dùng để trang trí bàn thờ vào các dịp lễ Tết. Không những đẹp, nụ tầm xuân còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Chính vì vậy, nụ tầm xuân rất được ưa chuộng và thường được lựa chọn để trang trí bàn thờ thần tài ngày Tết.
Hoa nụ tầm xuân rất được ưa chuộng khi trưng bàn thờ ngày Tết miền Nam (Nguồn: Shopee Blog)>Xem thêm: Cách cắm nụ tầm xuân ngày Tết đẹp, lạ & đơn giản
Hoa lay ơn
Hoa lay ơn là loài hoa được rất người dân miền Trung và Nam lựa chọn để trưng bày bàn thờ ngày Tết. Đây là loài hoa mang ý nghĩa về một lời hứa hẹn cho một tương lai tươi sáng, cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Đầu năm là thời điểm khởi đầu nên sử dụng hoa lay ơn thể hiện sự mong muốn cho cả năm suôn sẻ, thuận lợi.
Hoa Lay ơn trưng trên bàn thờ Tết (nguồn: Shopee Blog)> Xem thêm: Cắm hoa lay ơn ngày Tết cho những cô nàng “nghiện nhà”
Điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ
Khi trang trí bàn thờ Tết, bạn cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau đây để tránh phạm vào tâm linh và bất kính với ông bà tổ tiên. Cụ thể như:
- Vị trí chọn bàn thờ: Nên kê bàn thờ dựa sát vào tường, bởi vì đó là nơi vững chắc, phù hợp và trang nghiêm nhất.
- Bát hương: Phải đặt ở chính giữa bàn thờ và không được xê dịch.
- Hoa trang trí trên bàn thờ: Nên sử dụng hoa tươi, cắt tỉa gọn gàng và cắm vào lọ hoa, không nên sử dụng hoa giả.
- Đồ cúng: Cần chú ý đến số lượng như bao nhiêu chum rượu, bao nhiêu chum nước, bao nhiêu đèn dầu hay chân nến.
Một số câu hỏi thường gặp về lau dọn & trang trí bàn thờ Tết
Có nên dùng hoa giả trang trí bàn thờ không?
Hoa cúng là một cách thể hiện sự thành kính, tấm lòng chân thật của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Vì vậy, theo các nhà tâm linh, hoa dùng trên bàn thờ nên là hoa tươi. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại hoa giả như hoa nhựa, hoa vải để dâng cúng vì thiếu đi sự trang nhã, lòng thành kính của con cháu.
Bát hương bị xê dịch có sao không?
Bát hương bị xê dịch được xem là một điều đại kỵ trong thờ cúng. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ dịp cuối năm, gia chủ cần thắp hương xin phép và báo cáo với các vị thần linh và gia tiên để lau dọn và rút chân nhang bàn thờ.
Không nên dịch chuyển bát hương trên bàn thờ (Nguồn: ngayam.com)Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
Nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Công, ông Táo chầu trời thì gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ.
Sau khi cúng ông Táo thì gia chủ nên lau dọn bàn thờ (Nguồn:freepik.com)Trên đây là một số cách trang trí bàn thờ ngày Tết mà Shopee Blog vừa gợi ý cho bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích và đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia đình của bạn dịp đầu năm mới. Ngoài ra, để tham khảo thêm các mẹo trang trí nhà cửa ngày Tết hữu ích, bạn đừng quên theo dõi và đón đọc Shopee Blog hàng ngày nhé!
> Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Đánh giá bài viết