Nghệ thuật điểm thúy tinh xảo bậc nhất ở Trung Quốc

Điểm thuý là một nghệ thuật truyền thống ở Trung Quốc, sử dụng lông chim trả (còn gọi là chim thuý, hoặc chim phỉ thuý) đính vào trang sức vàng bạc, tạo ra sắc xanh lộng lẫy, óng ánh, không phai theo thời gian.

Nghệ thuật điểm thúy là gì?

Kỹ thuật điểm thúy là kỹ thuật truyền thống chế tác đồ trang sức của dân tộc Hán Trung Quốc. Triều đại Hán đã có kỹ thuật này. Nó là công việc phụ trợ cho chế tác đồ trang sức.

Dùng kỹ thuật điểm thúy chế tạo ra đồ trang sức, cảm giác lộng lẫy, màu sắc diễm lệ, hơn nữa vĩnh viễn không phai màu. Kỹ thuật điểm thúy phát triển ở đời Thanh Khang Hi, Ung Chính, thời kì Càn Long đạt tới đỉnh cao.

Sự sáng tạo nghệ thuật điểm thúy

Kỹ thuật cùng tài nghệ cao siêu, giá trị nghệ thuật bất hủ, thể hiện đầy đủ tài năng trác tuyệt và sức sáng tạo nghệ thuật của người dân lao động dân tộc Hán cổ đại.

Việc dùng lông chim trả để điểm tô vật dụng, trang sức đã thịnh hành vào thời Đường. "Lông chim trả là thứ trọng yếu, được sử dụng làm thứ trang sức vương giả nhất từ thời thái cổ, điểm tô khắp nơi từ nhục thể cho tới môn đình. Phổ biến trong thơ ca thời Đường, từ những thứ to tát như lều trướng tới những vật nhỏ mọn như chiếc nhẫn hay xà tích của những mệnh phụ đều được điểm xuyết bởi những ngù lông chim trả." (Schafer 1987)

Lông chim trả sử dụng trong trang sức thời Đường phần lớn có nguồn gốc từ An Nam, như Edward Schafer đã viết: "Một vài trong số những chiếc lông vũ quý giá của loài chim đẹp đẽ này đến từ những vùng xa xôi của Lĩnh Nam, nhưng hầu hết là sản phẩm của An Nam, nơi vẫn được cai trị bởi nhà Đường." (Schafer 1987)

Bài liên quan
Nghệ thuật điểm thúy tinh xảo bậc nhất ở Trung Quốc
Người giàu Trung Quốc đang du lịch ở đâu giữa mùa dịch?
Tây Hồ - 'hiện thân của đại mỹ nhân' ở Hàng Châu, Trung Quốc
Làng rêu xanh là điểm du lịch bị bỏ hoang tại Trung Quốc