Tường tổ ong kì lạ ở Trung Quốc, cheo leo cả nghìn mét

Bức tường tổ ong ở đâu?

Bức tường tổ ong (the wall of hives) dựng đứng bên núi này thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Shennongjia, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Đây là một trong những khu bảo tồn cuối cùng của Trung Quốc dành cho loài ong rừng bản địa.

Thường được biết đến với tên gọi 'bức tường của những chiếc tổ ong', bức tường tổ ong độc đáo bao gồm hơn 700 hộp gỗ cheo leo trên vách đá, cao khoảng hơn 1200 m so với mực nước biển.

Bức tường tổ ong đặc biệt thế nào?

700 chiếc hộp này nhằm mục đích thu hút những con ong hoang trong khu vực đến định cư. Hầu hết những chiếc hộp gỗ đó là nơi sinh sống của các hàng nghìn con ong vào bất kỳ thời điểm nào.

Khu bảo tồn thiên nhiên Shennongjia phù hợp để nuôi ong là nhờ có nhiều vùng khí hậu khác nhau - cận nhiệt đới, ôn đới ấm, ôn đới và ôn đới lạnh. Điều này đảm bảo một hệ thực vật thực sự đa dạng, với hơn 1.131 loài thực vật và động vật, thích hợp để bảo tồn loài ong bản địa.

Sự du nhập của loài ong mật châu Âu (Apis Mellifera) được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của ong bản địa Trung Quốc. Chúng mang đến các bệnh liên quan đến vi rút có khả năng cao đã tấn công các tổ ong mật Trung Quốc, cản trở việc giao phối của chúng.

Ngày nay, ong mật Trung Quốc (Apis Cerana Cerana) được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng, và bức tường tổ ong trên vách đá của Khu bảo tồn Thiên nhiên Shennongjia là một trong số ít các "mái ấm" an toàn cho loài này.

Vì các tổ ong được phân bố khá dày đặc nên để leo đến được tổ ong cao hơn, người nuôi ong phải sử dụng các hộp gỗ phía dưới làm bậc thang, đồng thời cố gắng giữ thăng bằng bên vách đá.

Nếu đứng từ trên đỉnh núi, có thể tiếp cận bức tường tổ ong bằng dây như đi lei núi. Đến gần các hộp gỗ, kiểm tra ong... là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cần thiết. Nhờ vị trí khó tiếp cận như vậy, gia đình ong bản địa không chỉ có nơi phát triển mà mật của chúng cũng được an toàn khỏi gấu.

Đọc tin mới nhất hôm nay

Bài liên quan
Tường tổ ong kì lạ ở Trung Quốc, cheo leo cả nghìn mét
Khu bảo tồn sư tử ở Nam Phi có dịch vụ 'ngược đời'
Hà Giang: Phát triển du lịch gắn bảo tồn văn hóa dân tộc ở Mèo Vạc
Bình luận bài viết
Bài viết liên quan