1. Huang Dafa - trưởng thôn đào kênh xuyên núi suốt 36 năm
Caowangba là ngôi làng nhỏ nằm ẩn sâu sau những dãy núi ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Cộng thêm hạn hán kéo dài, người dân thiếu nước sạch trầm trọng. Được biết, cả làng chỉ có... một cái giếng chung.
Vì vậy, trưởng thôn Huang Dafa quyết định tự đào kênh xuyên núi, chính xác là qua 3 ngọn núi. Ông bắt đầu từ năm 1959, khi chỉ mới 23 tuổi. Lúc ấy, dù không ai tin dự án của ông khả thi nhưng vẫn có vài thanh niên bắt tay phụ giúp.
Họ mất 10 năm đầu một đào đường hầm dài 100m qua núi với những thiết bị thô sơ. Nhận thấy sự thiếu hụt về kiến thức đường thủy và tưới tiêu, ông Huang dành vài năm nghiên cứu kỹ thuật ở thị trấn Fengxiang. Ảnh: Xu Qin | Shanghai Daily
Ông trở lại làng vào năm 1990 và tiếp tục công việc cùng mọi người một cách say mê. Qua 36 năm, ông và người làng đã làm nên con kênh dài gần 10km, mang nước sạch về cho dân làng. Con kênh cũng được đặt tên là Dafa. Tuy nhiên, vì phải dành nhiều thời gian đào kênh xuyên nui nên con gái ruột và cháu nội của ông đều qua đời khi ông vắng mặt.
Ông Huang từngleo lên vách đá cao 300m và buộc mình vào thân cây ở đó để làm việc. Dù nguy hiểm, ông tin rằng: “Nếu tôi không làm thế, chẳng ai dám làm theo”.
Năm 1997, kênh nước đạt được độ dài 7200m và có các kênh nhánh phụ dài 2200m, đưa nguồn nước chảy vào làng Caowangba và 3 ngôi làng khác. Ảnh: Xu Qin | Shanghai Daily
"Nếu có thể làm điều gì đó, nên làm luôn mà không chờ đợi”, ông khẳng định. Ảnh: Xu Qin | Shanghai Daily
Dù giờ đây ở tuổi 82 nhưng trưởng thôn Huang vẫn dành thời gian kiểm tra thường xuyên kênh tưới tiêu, đảm bảo hệ thống hoàn thiện đúng chức năng. Cuộc sống và kinh tế của người dân được cải thiện hơn nhiều nhờ nguồn nước ấy. Ảnh: Xu Qin | Shanghai Daily
2. Laungi Bhuiyan - người đàn ông Ấn Độ dành 30 năm để đào kênh dẫn nước về làng.
Làng Kothilawa nằm sâu trong dãy núi thuộc huyện Gaya, Ấn Độ luôn thiếu nước, bởi khi mưa xuống thì nước đổ xuống đồi thay vì đổ về làng. Ông Laungi Bhuiyan, một dân làng đã nghỉ hưu, tìm cách khắc phục khuyết điểm này thay vì lên kế hoạch rời làng như đa số người khác.
Thế rồi cách đây 30 năm, ông Laungi tự mình đào một con kênh rộng 1,2 mét, sâu 1 mét chỉ bằng những vật dụng thô sơ có sẵn. Ông cho biết mình đã mất 3 thập kỉ để vừa đào kênh xuyên núi, vừa chăn gia súc mà không có ai trợ giúp. Ảnh: Gao Connection.
Nhờ con kênh, cuộc sống của người dân địa phương trong trồng trọt, chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Từ đó, người dân gọi ông là "Người hùng kênh đào" và có tỷ phú còn muốn tặng ông một chiếc máy kéo vì những gì ông đã làm được.
Tỷ phú Anand Mahindra nói.“Tôi nghĩ kênh đào của ông Laungi Bhuiyan là một tượng đài ấn tượng, giống như đền Taj Mahal của Ấn Độ hay Kim Tự tháp của Ai Cập. Tập đoàn Mahindra sẽ cảm thấy rất vinh dự nếu ông ấy sử dụng máy kéo của chúng tôi".
Đọc tin mới nhất hôm nay
Bài liên quan Người làng Trung Quốc tự đào hầm xuyên núi vì muốn kết nối với thế giới Bộ lạc Ababda: Từ du mục đến người làm du lịch ở mỏ đá quý Ai Cập