Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam được gọi với cái tên dễ hiểu là Tết diệt sâu bọ. Vào ngày này, thời điểm cúng thích hợp nhất là từ 11h-1h trưa, đúng với hai chữ "Đoan Ngọ".
Bài liên quan Tết Đoan Ngọ - nét truyền thống mang phong vị Á ĐôngĐây cũng là ngày tết có cách cúng khác so với tất cả các ngày lễ khác. Vào ngày này, người ta sử dụng bánh ú tro, cơm rượu nếp cẩm và các loại trái cây để cúng, với mong muốn các con sâu bọ sẽ bị "say" và không còn hung hãn, mong cho mùa màng bội thu.
Nhiều người thắc mắc, để ngày lễ trịnh trọng, giúp gia đình, bản thân trừ đi vận xấu thì tết Đoan Ngọ nên làm gì và không nên làm gì? Sau đây là một số lưu ý cho bạn.
Nên làm các điều sau
- Khảo cây đúng giờ Ngọ:
Xuất phát từ vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp, nên nhiều địa phương còn có tập tục khảo cây (còn gọi là đánh cây) trong ngày mồng 5/5 âm lịch. Qua đó thể hiện ước mong cuộc sống luôn sung túc như cây cối luôn đơm đầy hoa trái.
Mỗi vùng có một cách khảo cây khác nhau nhưng tất thảy đều diễn ra vào đúng 12 giờ trưa. Những cây bị khảo thường là những cây ăn quả trong vườn nhưng ra ít quả, hoặc không ra quả, hay bị sâu bệnh.
Lúc này, cần hai người. Người đứng dưới gốc cầm dao gõ vào thân cây với mục đích "doạ" nếu không cho quả như ý muốn thì sẽ bị đốn hạ. Lúc này, người trên cây sẽ cuống quýt trả lời, van xin đừng đốn, hứa cho nhiều quả to vào mùa sau.
- Hái thuốc:
Rất nhiều người có quan niệm, những gì hái hay đào được vào ngày 5 tháng 5 đều là những vị thuốc tốt, có khả năng chữa được nhiều bệnh. Vì vậy, vào ngày này, họ thường dành thời gian để hái một số loại lá thuốc như đinh lăng, ngải cứu, lá mùi...
- Tắm lá mùi:
Vào ngày tết Nguyên Đán hay tết Đoan Ngọ, người ta thường hái những cây mùi già, đun nước tắm với mong muốn giải trừ vận xui và khí độc ra khỏi cơ thể.
- Mua vật phẩm có hình thù kỳ quái:
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
- Chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ:
Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
- Dừng chân ở nơi âm u, hẻo lánh
Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết được vào ngày Tết Đoan Ngọ nên làm gì và không nên làm gì để ngày lễ thêm suôn sẻ, giúp trừ đi vận xấu đúng như ông bà ta nói: "Có kiêng có lành".
Bài liên quan Tết Đoan Ngọ trên thế giới có gì khác ở Việt Nam? Tết Đoan Ngọ nên ăn gì để diệt sâu bọ? Đền Thỏ: Chốn linh thiêng cho người đồng tính ở Đài Loan Hoa mẫu đơn tượng trưng cho điều gì mà phải dùng làm hình nền điện thoại?