Tết Đoan Ngọ trên thế giới có gì khác ở Việt Nam?

Tết Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày nóng nhất trong năm” hoặc “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Ý nghĩa lớn nhất và hoạt động thường diễn ra vào Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam (nhằm 14/6 dương lịch) là tết giết sâu bọ bằng cách cúng kiếng, ăn một số món đặc thù. Vậy Tết Đoan Ngọ trên thế giới có gì khác ở Việt Nam? Cùng du lịch đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản để hiểu hơn về dịp lễ lớn này ở nước họ.

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Bắt đầu Tết Đoan Ngọ trên thế giới với Trung Quốc. Ngày 5/5 (Tết Trùng Ngũ - hai số 5 lặp lại) trong ngày âm lịch tại Trung Quốc được tổ chức long trọng. Đây được cho là bắt nguồn từ hoạt động kỷ niệm Khuất Nguyên - một nhà thơ, vị tướng yêu nước.

Đua thuyền rồng

Vì bị gian thần hãm hại, Khuất Nguyên gieo mình tự vẫn trên sông Mịch La cách đây hơn 2000 năm. Do đó, người dân đã chèo thuyền ra cứu, nỗ lực tìm kiếm thi hài Khuất Nguyên. Đây được cho là nguồn gốc của các cuộc đua thuyền rồng diễn ra hàng năm.

Ăn bánh Zongzi (bánh bá trạng)

Khi không thể tìm thấy xác ông, họ thả những viên gạo nếp xuống sông để cá ăn chúng thay vì xác của Khuất Nguyên. Đây được cho là nguồn gốc của bánh nếp zongzi (tống tử) được ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc.

Treo lá cây, mang túi thơm: Theo người Trung Quốc, những loại lá ngải cứu và túi thơm có tác dụng xua đổi sâu bọ

Uống rượu hùng hoàng: Ngoài uống, rượu này còn được dùng để bôi lên mặt, lòng bàn tay của trẻ em, rưới lên các góc tường diệt sâu bọ.

Tết Đoan Ngọ tại Hàn Quốc và Triều Tiên: Dano/ Surit-nal

Tết Đoan Ngọ trên thế giới có lẽ chỉ khác nhau ở một số tập tục, lễ nghi nhưng lại tương tự về độ long trọng. Tương tự Việt Nam, đây cũng là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất ở quốc gia này. Đến lễ Dano/ Surit-nal, người dân sẽ mặc trang phục truyền thống, tổ chức các buổi vui chơi và cầu nguyện cho mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ trên thế giới có gì khác ở Việt Nam?

Các món ăn phổ biến vào Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc, Triều Tiên có bánh Suritteok, bánh Yaktteok.

Hàn Quốc đã giữ lại một số lễ hội liên quan đến ngày lễ, một trong số đó là Lễ hội Gangneung Dano.

Kodomo no hi: Tết Đoan Ngọ tại Nhật dành cho trẻ em

“Kodomo no hi” - Ngày Thiếu nhi - là một ngày đại lễ của Nhật được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 5. Khác với Việt Nam, dịp Đoan Ngọ này dành riêng cho trẻ em (trước đó là chỉ dành cho bé trai). Kodomo no hi được chỉ định là ngày lễ quốc gia vào năm 1948.

Vào dịp này, người Nhật sẽ treo cờ cá chép (Koinobori) vì cá chép tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh, thông minh. Bên trong nhà, họ trưng bày tượng chú bé Kintaro cưỡi cá koi, mặc áo giáp kabuto tượng trưng cho lời chúc, niềm hy vọng về những đứa trẻ cường tráng, dũng cảm.

Vào ngày này, người Nhật làm bánh mochi gói trong lá tre. Món ẩm thực này được gọi là kashiwa-mochi và chimaki. Kawashi Mochi là loại bánh hình tròn, làm từ gạo nếp, trong có nhân đậu và được gói trong lá sồi (kashi là "sồi").

Bài liên quan
Tết Đoan Ngọ - nét truyền thống mang phong vị Á Đông
Bánh ú tro - món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ
Bình luận bài viết
Bài viết liên quan