Loại thực phẩm giúp sống lâu, thân thuộc với mâm cơm Việt

Khổ qua (hay mướp đắng) có tên quốc tế là Goya, không chỉ là nguyên liệu quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn được sử dụng như một bài thuốc quý. Trong giai đoạn dịch dịp hè oi ả này, khổ qua càng nên được trọng dụng hơn vì giàu vitamin, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh, thanh nhiệt.

Loại thực phẩm giúp sống lâu, thân thuộc với mâm cơm Việt

Các món ăn làm từ khổ qua đã gắn liền với người dân Việt ta, từ ngày thường đến những dịp trọng đại, ví dụ như khổ qua xào trứng, khổ qua kho nấm, canh khổ qua nấu sườn... đến bộ đôi" thịt kho hột vịt và canh khổ qua dồn thịt hấp dẫn, đầy đặn trong ngày Tết nguyên đán.

Không phải tự nhiên mà một thứ thực vật đắng như khổ qua lại được ông cha yêu thích từ lâu, cũng như được các quốc gia châu Á ưa dùng trong ẩm thực hàng ngày. Mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C, vitamin A và folate - chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Đáng chú ý, mướp đắng chứa nhiều catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic - những hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi những tổn hại.

Nhờ đâu khổ qua được gọi là "thực phẩm giúp sống lâu"?

Đẩy lùi tế bào ung thư

Theo nghiên cứu của PubMed Central, mướp đắng có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư. Họ cho biết, chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú đồng thời thúc đẩy quá trình tự hoại của tế bào ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Colorado chỉ ra rằng nước ép của mướp đắng có thể tiêu diệt dần tế bào ung thư tuyến tụy. Sự phát triển của các khối u đã giảm 60% và cũng khôn ghi nhận tác dụng phụ tiêu cực từ phương pháp này.

Giảm lượng đường trong máu

Nhờ các đặc tính y học mạnh mẽ, mướp đắng từ lâu đã được người dân trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu khác trên 40 người mắc bệnh tiểu đường cho thấy, dùng 2.000mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần đã làm giảm lượng đường trong máu của họ, tuy không nhiều nhưng đều đặn và ổn định.

Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.

Giảm cholesterol

Ngoài ra tại Hoa Kỳ, các công trình nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn kiêng nhiều cholesterol đã chứng minh được chiết xuất mướp đắng dẫn đến giảm đáng kể mức cholesterol.

Biết được lợi ích tuyệt vời của khổ qua, người Nhật ở Okinawa khá chuộng món này. Họ chế biến nó thành món "Goya Champuru" - một món xào gồm mướp đắng, đậu phụ, trứng và thịt ba chỉ. Món ăn này không phổ biến ở khắp nước Nhật mà chỉ là đặc sản ở vùng biển Okinawa.

Cái gì quá độ cũng không tốt. Một số thử nghiệm trên chuột cho thấy lượng khoảng 200 - 300g khổ qua tươi/ngày là lượng tiêu thụ hợp lý ở người. Pnữ có thai cũng không nên dùng mướp đắng nhiều, vì sẽ gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết, hạ đường huyết...

Nhìn chung, khổ qua cũng chỉ là một loại thực vật giúp hỗ trợ sự trường thọ, không phải thần dược. Tuy là một trong những loại thực phẩm giúp sống lâu được giới y học đề cao, song phải ăn khổ qua sạch với tần suất đều đặn, kết hợp lối sống lành mạnh thì mới có thể khỏe mạnh được.

Bài liên quan
Xu hướng thực phẩm năm 2022: Tập trung vào sức khỏe và sự bền vững
4 trang web theo dõi Covid-19 nhanh, chính xác bạn nên biết
6 ‘áo giáp thần kỳ’ giúp bạn tăng cường sức khỏe ‘đánh bay’ nắng nóng mùa hè
Bình luận bài viết
Bài viết liên quan