Mụn bọc luôn là kẻ thù đáng sợ của làn da đẹp. Chúng không chỉ gây khó chịu, gây đau mà còn để lại “dấu vết” nếu bạn không chăm sóc chữa trị kịp thời. Hãy cùng Đẹp365 tìm hiểu mụn bọc là gì và cách trị mụn bọc tại nhà, “đánh bay” kẻ thù đáng ghét này nhé!
Những điều cần biết về cách trị mụn bọc (Nguồn: Internet)Mụn bọc là gì?
Hình ảnh lát cắt của da mụn bọc (Nguồn: Internet)Muốm biết cách “giải tán” đám mụn này thì phải hiểu mụn bọc là gì cái đã! Mụn bọc là loại mụn hình thành do sự viêm nhiễm của vi khuẩn P.acnes sống ở nang lông. Vi khuẩn này sẽ không gây hại cho da ở điều kiện bình thường. Nhưng nếu lỗ chân lông bị bã nhờn bịt kín sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đi sâu vào trong da gây viêm nhiễm và hình thành mụn.
Các dạng mụn bọc thường gặp
1. Mụn bọc không nhân
Các loại mụn 1 (Nguồn: Pinterest)Khi da mặt tiết bã nhờn quá nhiều và không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ như một lớp keo dính các chất bụi bẩn và tế bào chết, hình thành nên một môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn lan rộng và đi sâu vào lớp đáy biểu bì sẽ tạo ra những nốt mụn bọc không nhân gây đau nhức và việc điều trị thường rất khó khăn.
Mụn không nhân còn được coi là giai đoạn đầu của mụn mủ. Nếu làn da không được điều trị tốt cũng như vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ phát triển mạnh và gây ra những hệ lụy như: sẹo rỗ, thâm mụn…
2. Mụn bọc sưng không đầu
Mụn bọc sưng không đầu thực chất là dạng mụn bọc bị sưng to, đỏ ửng ở các vùng da xung quanh, khi sờ vào sẽ rất cứng. Loại mụn này cũng có nhân nằm sâu trong da và nang lông nên thường rất lâu khỏi. Mụn bọc sưng không đầu là loại mụn đáng sợ nhất khi vừa gây cảm giác nhức nhối dưới da vừa khó để điều trị, đồng thời gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Những người ở tuổi dậy thì rất dễ bị mụn này do thời kỳ nội tiết tố hoạt động mạnh. Nếu không có cách điều trị kịp thời, mụn sẽ lây lan rộng ra mặt và dễ tái đi tái lại.
3. Mụn bọc trắng
Các loại mụn 2 (Nguồn: Pinterest)Mụn bọc trắng rất dễ tấn công ồ ạt vào mùa hè. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, vi khuẩn P.acnes phát triển quá mức. Bên cạnh đó, thời tiết tăng 1 độ thì da mặt sẽ tăng tiết bã nhờn tới 10%. Điều này khiến da bị nhờn bóng, dễ bít tắc lỗ chân lông khiến mụn nổi lên.
Khác với những loại mụn khác, mụn bọc trắng thường không sưng và viêm đỏ. Chúng nổi thành những nốt gồ ghề trên bề mặt da thành từng mảng sần sùi. Loại mụn này sẽ rất khó điều trị nếu không có sự hỗ trợ của các dụng cụ nặn mụn chuyên dụng.
4. Mụn bọc máu
Mụn bọc máu cũng là một loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì. Biểu hiện của loại mụn này là các nốt to tròn, có mủ và kèm theo máu. Chúng có kích thước to, có đầu mủ trắng tròn.
Nếu không chăm sóc đúng cách, mụn bị vỡ có thể lây lan sang vùng da xung quanh và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Mụn bọc bị chai
Mụn bọc bị chai là loại mụn có nhân mụn bị đông cứng dưới bề mặt da. Sở dĩ, mụn bọc bị chai, sưng to vì phần nhân mụn nằm bên trong các lớp da không được loại bỏ hoàn toàn. Khi bị tác động bởi các tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc việc nặn mụn khiến chúng bị chai lì, không xẹp xuống mà cũng không thể trồi lên trên được, bị vôi hóa và cứng lại.
Khi mụn chín, các nhân mụn sẽ đẩy ra ngoài da giúp bạn dễ lấy bỏ hơn. Nhưng đôi khi đầu mụn bọc nhẵn, tròn và chai khiến bạn khó lấy mụn và gây đau.
6. Mụn bọc có mủ
Các loại mụn 3 (Nguồn: Pinterest)Mụn bọc mủ là biểu hiện của viêm nhiễm da trầm trọng. Nguyên nhân hình thành là do các ổ vi khuẩn dưới lỗ chân lông gây viêm nhiễm và xuất hiện trên bề mặt da.
Mụn bọc có mủ khác với các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đầu trắng,… là kích thước lớn hơn. Loại mụn này gây đau đớn và mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho người bị mụn, đặc biệt là khi nổi trên bề mặt da thì rất dễ bị vỡ.
7. Mụn bọc nước
Biểu hiện của mụn bọc nước là phần da trồi lên, có chứa dịch bên trong. Khi bị nhiễm trùng, mụn nước sẽ chứa đầy mủ vàng và máu, gây sưng đau, đỏ, và ngứa.
Loại mụn này thường xuyên tái phát và mọc ở những nơi bất thường như mí mắt, trong miệng, mép, rìa môi.
4 Nguyên nhân gây ra mụn bọc
1. Thay đổi hormone
Thay đổi hormone làm sinh ra mụn (Nguồn: Internet)Tuổi dậy thì là giai đoạn hormone sinh dục tăng cao khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Lượng bã nhờn dư thừa sẽ gây bít tắt lỗ chân lông và sinh ra mụn. Ngoài ra, một số chị em khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt đều bị nổi mụn cũng chính vì sự rối loạn hormone này.
2. Chế độ ăn uống không đều
Chế độ ăn không ổn định cũng là nguyên nhân sinh mụn (Nguồn: Internet)Nên cố gắng quản lý thói quen ăn uống của mình đều đặn hơn. Tùy cơ địa mà sử dụng loại thực phẩm hợp lý. Nhưng luôn nhớ rằng, chế độ ăn với nhiều chất béo, dầu mỡ, đường, cay nóng… luôn là nguyên nhân gây ra mụn khiến cách trị mụn bọc không phát huy được hiệu quả.
3. Môi trường ô nhiễm
Giữ mặt khỏi bụi bẩn để ngăn mụn (Nguồn: Internet)Ánh nắng làm làn da bị tổn thương. Còn môi trường ô nhiễm & khói bụi làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến sinh ra mụn. Đặc biệt thói quen hay sờ tay lên mặt vô tình đưa bụi bẩn và vi khuẩn vào lỗ chân lông cũng sẽ gây nên mụn, ảnh hưởng đến các mụn bọc thường ngày.
4. Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách
Tẩy trang thậy kỹ khi trang điểm nếu không muốn có mụn “đáng ghét” (Nguồn: Internet)Mỹ phẩm có thể chứa một số chất gây kích ứng da sinh ra mụn. Tùy từng người, có trang điểm bị mụn và cũng có người không. Ngoài ra, sau khi trang điểm hãy tẩy trang thật sạch vì cặn mỹ phẩm sẽ gây bít tắt lỗ chân lông gây ra mụn.
Cách chăm sóc da bị mụn
Cách chăm sóc da bị mụn (Nguồn: Internet)Làm sạch da mặt là bước quan trọng đầu tiên để bạn có được một làn da khỏe mạnh. Rửa mặt 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối bằng sữa/gel rửa mặt dành riêng cho da mụn sẽ giúp loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn. Bạn có thể tham khảo các loại gel rửa mặt có chứa Nano Curcumin từ nghệ vàng và vitamin E, để làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn hiệu quả.
Làm sạch da mặt là bước quan trọng đầu tiên (Nguồn: Internet)Tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ, giúp lỗ chân lông thông thoáng, đảm bảo cặn trang điểm và dầu nhờn không còn lưu lại trên da.
Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc Toner sau khi rửa mặt (Nguồn: Internet)Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc Toner sau khi rửa mặt.
Đắp mặt nạ phù hợp với da mụn (Nguồn: Internet)Đắp mặt nạ phù hợp với da mụn 2-3 lần/tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da cũng như lấy sạch vi khuẩn và bã nhờn từ lỗ chân lông.
Thoa kem chống nắng SPF30+ mỗi ngày (Nguồn: Internet)Thoa kem chống nắng SPF30+ mỗi ngày, nên chọn loại kem chống nắng dành cho da mụn.
Không chạm tay lên mặt và sờ vào các nốt mụn.
Luôn rửa tay sạch trước khi sử dụng mỹ phẩm.
3 Cách trị mụn bọc đơn giản tại nhà
1. Cách trị mụn bọc bằng Tỏi
Tỏi (Nguồn: Pinterest)Tỏi là một nguyên liệu vốn đã rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, tỏi đã được nghiên cứu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài các lợi ích như điều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn, hỗ trợ chống ung thư, tỏi còn được biết đến với rất nhiều công dụng trong việc điều trị viêm hoặc nhiễm trùng. Cụ thể hơn, tỏi được sử dụng để kích thích sự phát triển của nang lông, giảm rụng tóc hoặc mụn bọc một cách hiệu quả.
Cụ thể, tình trạng viêm và kích ứng khiến hệ miễn dịch phản ứng, dẫn đến các loại mụn bọc xuất hiện trên da. Trong khi đó, tỏi có chứa chất chống virus, kháng nấm, sát trùng và chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm, sưng ở mụn bọc nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần như iot, phốt pho, canxi, một số nguyên tố vi lượng có trong tỏi cũng góp phần chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho da.
Có nhiều cách khác nhau để trị mụn bọc bằng tỏi. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình.
Trị mụn trực tiếp bằng tỏi tươi
Các tép tỏi sau khi lột vỏ và rửa sạch sẽ được nghiền nhỏ, thêm một chút nước ấm và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn bọc. Bạn có thể đắp trong vòng 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Việc nghiền nhuyễn giúp giải phóng được các hợp chất có trong tỏi. Từ đó dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào da và mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn. Bạn sẽ thấy các nốt mụn bọc từ từ giảm sưng và se lại sau khoảng 2 liệu trình.
Trị mụn bọc bằng tỏi và mật ong
Hỗn hợp này được thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ việc nghiền nhỏ 1-2 tép tỏi sau đó trộn chung với một thìa mật ong là được. Cũng tương tự như cách đầu tiên, bạn đắp hỗn hợp này lên da và giữ trong vòng 10 phút. Ngoài các hợp chất điều trị viêm, sưng có trong tỏi thì dưỡng chất từ mật ong sẽ giúp làn da của bạn được phục hồi nhanh chóng nhờ một loạt các Vitamin B1, B2, B6, B3, C.
Mật ong (Nguồn: Internet)Trị mụn bọc bằng tỏi cùng nước muối sinh lý
Đối với phương pháp này, bạn sẽ thay đổi cách làm một chút. Đầu tiên cần sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da, đặc biệt là vùng da bị mụn bọc. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn và bụi bẩn xung quanh vùng bị mụn. Sau đó bạn sẽ dùng tỏi được cắt lát mỏng hoặc nghiền mịn đắp lên khu vực có mụn bọc trong khoảng 10 phút.
Lưu ý: đối với phương pháp sử dụng tỏi để trị mụn bọc, bạn cần nghiền nhỏ tỏi trước khi đắp lên da mới mang lại hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp ăn tỏi sống để kết hợp điều trị từ bên trong. Bạn cần thử nghiệm trước trên vùng da nhỏ xem có phản ứng phụ không. Ngưng ngay nếu da cảm thấy bị bỏng rát, đặc biệt với bạn có da mỏng và nhạy cảm. Và cuối cùng, không nên đắp quá 10 phút mỗi lần, một ngày chỉ đắp tối đa 2 lần.
2. Chanh tươi cũng là một cách trị mụn bọc
Chanh tươi (Nguồn: Pinterest)Cách giảm mụn bằng chanh:
Chanh tươi có thành phần vitamin C, axit citric không chỉ làm sáng da, giảm nếp nhăn mà còn giúp làm khô và se nhân mụn hiệu quả.
Cách Trị Mụn Bọc bằng chanh tươi:
- Cắt nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt.
- Dùng bông tăm thoa nước cốt chanh lên vùng da bị mụn. Kết hợp massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết và giúp nước chanh thấm sâu hơn.
- Sau 15 phút rửa mặt bằng nước lạnh.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả mụn giảm rõ rệt.
Lưu ý: Khi dùng chanh trị mụn da sẽ trở nên nhạy cảm rất dễ bị bắt nắng. Nên thực hiện vào buổi tối và luôn sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
3. Nha đam – cách trị mụn bọc hiệu quả cho bạn
Cách trị mụn bọc bằng nha đam (Nguồn: Internet)Nha đam có các thành phần có khả năng sát trùng, chống viêm, giảm đau và ức chế sự phát triển của mụn. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, các nguyên tố khoáng vi lượng. Nó sẽ giúp nuôi dưỡng làn da, trẻ hóa da và bảo vệ da trước tác hại của mặt trời.
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, ép lấy nước và lọc thật kĩ qua lớp vải bông để lấy dung dịch nha đam.
- Lấy 1-2 giọt dung dịch nha đam hòa chung với 4-5 giọt nước sạch và thoa trực tiếp lên mặt.
- Sau 15 phút rửa lại bằng nước lạnh.
Lưu ý: Mặc dù nha đam là nguyên liệu dưỡng da “thần kỳ”, tuy nhiên cũng có chất aloin có thể gây kích ứng da. Nên thoa một ít nha đam lên vùng da tay xem có kích ứng không rồi mới sử dụng nàng nhé!
Giờ thì nàng đã hiểu rõ về mụn cũng như cách trị mụn bọc rồi phải không nào? Hãy kiên trì trị mụn bọc để da khỏe, sạch mụn bạn nhé! Chúc nàng thực hiện thành công và có làn da sáng khỏe, xinh đẹp.