Sự khác biệt giữa mặt nạ giấy 15k và 45k mà có thể bạn cũng chưa biết

Sự khác biệt giữa mặt nạ giấy 15k và 45k mà có thể bạn cũng chưa biết

Vì sao lại có mặt nạ giấy giá rẻ?

Mặt nạ giấy bắt nguồn từ xứ sở Kim Chi và đã trở thành một “hot trend” trên thị trường làm đẹp trong nhiều năm qua nhờ vào tính tiện lợi, dễ sử dụng và hiệu quả tức thời trên da sau khi đắp. Người người, nhà nhà đều đắp mặt nạ giấy, ai cũng “trữ” sẵn cho mình đôi ba chục cái mask để đắp bất cứ lúc nào da cảm thấy cần. Thậm chí có người còn nghiện mặt nạ giấy đến mức sắm hẳn tủ lạnh mini chỉ để bảo quản mặt nạ!

Phổ biến đến là vậy nên cũng không lạ gì khi các thương hiệu mỹ phẩm tung ra những dòng mặt nạ giấy giá rẻ từ 10-20k/miếng, nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng, muốn sử dụng mặt nạ thường xuyên với chi phí thấp. Các sản phẩm mặt nạ giá rẻ này thường có công dụng chính là cấp ẩm và làm dịu mát da tức thời chứ không đặc trị các vấn đề về da như những loại mặt nạ giấy tầm trung, cao cấp.

Để có được mức giá rẻ như thế, nhà sản xuất sẽ phải cắt giảm bớt các chi phí làm ra mặt nạ thông qua việc:

Chọn chất liệu mặt nạ giá rẻ, phổ biến.Sử dụng nguyên liệu, thành phần giá rẻ & chất lượng thấp.Không có sự đầu tư nghiên cứu về công thức (có thể là làm nhái lại từ các thương hiệu nổi tiếng).Không có các hoạt chất hay công nghệ độc quyền.Không có sự đầu tư nhiều về mặt bao bì, thiết kế, đường nét cắt mặt nạ hay lớp seal…Không có công nghệ sản xuất “xanh”, bảo vệ môi trường.

Chúng ta sẽ đi sâu vào từng khác biệt cụ thể giữa hai dòng mặt nạ ở bên dưới.

Mặt nạ giấy giá rẻ và đắt tiền khác gì nhau?

Sự khác biệt về chất liệu làm mặt nạ giấy

Trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu khác nhau để làm nên mặt nạ giấy, giá thành từ rẻ đến đắt và hiệu quả trên da cũng khác biệt rất nhiều. Dưới đây là một số loại chất liệu phổ biến nhất:

Vải không dệt (Non-woven fiber)


Đây là loại chất liệu rẻ tiền và phổ biến nhất (thường dùng trong khăn ướt, tã em bé…). Vải không dệt có kết cấu khá thô và gần giống như giấy. Khả năng đưa dưỡng chất vào da kém do chất liệu này làm bay hơi độ ẩm rất nhanh. Mặt khác, kết cấu tương tự như giấy khiến mặt nạ không ôm sát vào da, rất dễ xê dịch và rơi ra nếu như bạn di chuyển trong quá trình đắp.

Cotton


Đây là loại chất liệu tự nhiên được thu hoạch từ cây bông (thường dùng may quần áo, khăn…). Giá thành rẻ, mềm mại và thoáng khí, có khả năng đưa dưỡng chất vào da tốt hơn so với vải không dệt. Tuy nhiên cũng có nhược điểm tương tự đó là không ôm sát mặt, gây khó khăn cho việc di chuyển trong khi đắp.

Hydrogel


Hydrogel là chất liệu phổ biến trong y tế, dùng để điều trị vết thương và các tổn thương về da (miếng dán Hydrogel). Hydrogel có giá thành đắt hơn so với vải không dệt và sợi cotton, nhưng lại có các ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều. Thành phần chính của Hydrogel có đến hơn 90% là nước, cho khả năng giữ ẩm và làm mát da hiệu quả, đồng thời đưa dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da tốt hơn 2 loại trên. Mặt nạ Hydrogel thường được chia làm 2 phần riêng biệt (nửa trên và nửa dưới khuôn mặt), giúp ôm khít vào da và bám dính cực tốt như một lớp da thứ 2. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận trong quá trình đắp mặt nạ lên da do chất liệu này khá mỏng và dễ bị rách.

Biocellulose


Đây là loại chất liệu đắt tiền nhất so với 3 loại phía trên. Biocellulose là một loại vải không dệt cấu tạo từ những sợi xơ sinh học hoàn toàn tự nhiên hình thành từ những vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường nhiệt độ thấp. Mặt nạ Biocellulose có độ bám dính trên da cực kì tốt, khả năng hấp thụ dưỡng chất vào da cao, ít bị bay hơi mất chất như mặt nạ giấy thông thường. Kết cấu của mặt nạ Biocellulose gần giống như một loại gel ẩm, mát nhưng cấu trúc bên dưới lại dẻo dai và đàn hồi. Đặc biệt, mặt nạ này không hề bị khô trong quá trình sử dụng. Điểm trừ duy nhất là chi phí khá cao so với các loại khác.

Than hoạt tính (Charcoal)


Loại mặt nạ màu đen “như Bao Công” này thường được làm từ sợi tự nhiên kết hợp với thành phần than hoạt tính, mang lại cảm giác rất mịn màng và êm ái trên da. Ưu điểm lớn nhất chính là khả năng thanh lọc da, thải độc tố và loại bỏ dầu thừa, hỗ trợ làm giảm sưng viêm cho da mụn.

Khả năng giữ ẩm cho da của mặt nạ giấy

Đây là yếu tố khác biệt rõ rệt về mặt công dụng khi so sánh giữa mặt nạ giá rẻ và mặt nạ đắt tiền.

Lý do đầu tiên là vì chất liệu làm nên mặt nạ như đã đề cập ở trên. Các loại chất liệu giá rẻ khiến dưỡng chất dễ bay hơi cũng như khả năng đưa dưỡng chất vào da kém, dẫn đến độ ẩm trên da sau khi đắp không được cải thiện nhiều.Bên cạnh đó, mặt nạ giá rẻ sử dụng các thành phần cấp ẩm & khoá ẩm cho da thông dụng như: Butylene Glycol, Propylene glycol, Glycerine, Hyaluronic Acid, Silicones…. Những thành phần này thường là loại chất lượng thấp, giá thành rẻ, không được đảm bảo về độ tinh khiết, độ thẩm thấu hay hiệu quả thực sự trên da.Mặt nạ giá rẻ không có các thành phần dưỡng ẩm cho da độc quyền và chất lượng tốt như mặt nạ tầm trung – cao cấp. Ví dụ: chiết xuất dưa hấu non Hypo Melon, Trehalose có trong mặt nạ Emmié Invisible Mask.

Mặt nạ emmie invisible by happy skin

Thành phần mặt nạ, độ lành tính trong mặt nạ giấy

Ngoài các thành phần cấp ẩm, khoá ẩm bên trong mặt nạ thì những thành phần dưỡng chất, chiết xuất khác cũng là vấn đề làm nên sự khác biệt:

Mặt nạ giá rẻ sẽ không có hoặc chứa tỉ lệ rất ít các thành phần chiết xuất thiên nhiên có lợi cho da. Thông thường, nhà sản xuất sẽ chỉ thêm vào để “lấy hương lấy hoa”, tạo hiệu ứng marketing cho sản phẩm. Hiệu quả thực sự mang lại cho da gần như không có vì các thành phần này nằm gần cuối list, thậm chí xếp sau cả chất bảo quản hay hương liệu.Mặt nạ giá rẻ thường không đảm bảo độ lành tính cho làn da nhạy cảm, tỉ lệ kích ứng da cao hơn so với mặt nạ chất lượng tốt. Trong mặt nạ giá rẻ có thể chứa cồn (Alcohol), các gốc Silicones gây bí da, dầu khoáng (Mineral Oil), hương liệu nhân tạo (Fragrances), màu nhuộm (Coloring), Paraben… Thậm chí một số loại mặt nạ chất lượng kém trên thị trường còn chứa cả các thành phần steroid bị cấm (glucocorticoid, corticoid, cortisol…) hay huỳnh quang gây hại cho da.Với mặt nạ tầm trung – cao cấp, nhà sản xuất thường sẽ lựa chọn các thành phần dưỡng chất có chất lượng cao hơn và chiếm % tỉ lệ nhiều hơn, mang lại hiệu quả thực sự cho da. Các thành phần có khả năng gây kích ứng da cũng sẽ được giảm thiểu.

Công nghệ sản xuất mặt nạ giấy

Nếu chăm chỉ đọc báo mạng, hẳn các bạn cũng đã xem qua các tin tức về quy trình làm mặt nạ giấy “bẩn” tại các cơ sở sản xuất thủ công chất lượng kém. Những cơ sở này không có máy móc, thiết bị hiện đại và sử dụng nguồn nhân công giá rẻ như người nội trợ, sinh viên làm thêm… Mặt nạ giấy làm ra không đáp ứng được yêu cầu về quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mới có được giá thành gần như “rẻ mạt”, có loại giá chỉ 6-8k/miếng.

Còn đối với mặt nạ tầm trung – cao cấp từ những thương hiệu lớn, nhà sản xuất sẽ đầu tư về mặt công nghệ sản xuất, đảm bảo quy trình khép kín, vệ sinh và đạt chất lượng. Đơn cử như mặt nạ Emmié by Happy Skin được sản xuất tại nhà máy TCI Đài Loan – công ty đã có đến 39 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công các sản phẩm chăm sóc da, là đối tác của tập đoàn L’oreal cũng như 350 thương hiệu khác thuộc 53 quốc gia trên toàn cầu. TCI là công ty duy nhất trên thế giới sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất mặt nạ, giảm thiểu lượng khí thải carbon & rác thải ra ngoài môi trường, tiết kiệm nước & năng lượng tối đa trong quá trình sản xuất. Đây chính là lý do vì sao dòng sản phẩm mặt nạ Emmié by Happy Skin lại có giá thành cao hơn so với những loại mặt nạ phổ biến khác trên thị trường.

Hiệu quả mặt nạ giấy thực sự mang lại cho da

Quan trọng nhất sau tất cả các phép so sánh bên trên chính là hiệu quả thực sự mà mặt nạ giấy mang lại cho làn da.

Chính bởi các yếu tố chất liệu, thành phần, công nghệ sản xuất mà mặt nạ giấy giá rẻ chỉ giúp cấp ẩm tạm thời cho da sau khi đắp, thậm chí còn không giữ được lâu, chỉ sau một đêm ngủ dậy là da lại trở về trạng thái ban đầu. Ngoài ra hầu như không cải thiện được bất cứ vấn đề nào khác của da như làm sáng da hay se lỗ chân lông. Chưa kể một số loại mặt nạ chất lượng kém còn gây bí bách da, bít tắc lỗ chân lông sinh mụn hay thậm chí kích ứng/dị ứng.

Còn đối với mặt nạ tầm trung – cao cấp, chỉ riêng khác biệt về chất liệu cũng đã giúp tạo cho chúng ta trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng. Các loại chất liệu như Hydrogel hay Bio Cellulose sẽ giúp bạn có cảm giác êm ái, mềm mịn và thông thoáng da trong khi đắp, đồng thời ôm sát mặt và dễ dàng di chuyển. Những chất liệu này còn giúp giữ ẩm cho da tốt hơn và đưa các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da. Sau khi đắp, làn da như được “hồi sinh” một cách rõ rệt, trở nên căng mọng mịn màng. Đặc biệt, các thành phần chiết xuất độc quyền sẽ đem lại hiệu quả đặc trị những vấn đề về da như: mụn, thâm mụn, đốm nâu tàn nhang, nếp nhăn, tình trạng da lão hoá, lỗ chân lông to… tuỳ thuộc vào công dụng của mỗi sản phẩm. Đương nhiên là các kết quả này không đạt được ngay sau 1-2 lần đắp mask mà phải qua thời gian sử dụng nhất định bạn nhé.

Sau khi cùng Happy Skin so sánh chi tiết sự khác biệt giữa mặt nạ giấy 15k và mặt nạ giấy 45k thì bạn đã có câu trả lời về việc lựa chọn mặt nạ nào để sử dụng rồi chứ?


Chia sẻ bí quyết chọn mặt nạ giấy theo từng vấn đề của da

Review bộ đôi mặt nạ chăm sóc lỗ chân lông của Emmie by Happy Skin