Bệnh trầm cảm từ lâu đã không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Đây là căn bệnh tâm lý vô cùng phổ biến nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà trong chúng ta không ai mong muốn. Hôm nay Sheis sẽ tổng quát giúp các nàng hiểu hơn về căn bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi và những biện pháp nên áp dụng để vượt qua căn bệnh này nhé.1. Bệnh trầm cảm là gì?Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý mà theo đó, con người sẽ có cảm xúc buồn bã, mất mát hoặc giận dữ, tuyệt vọng, chán nản trong một thời gian dài. Người bị bệnh trầm cảm sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, khi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân sẽ dễ gặp các rối loạn cảm xúc và năng suất làm việc giảm rõ rệt.Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý phổ biến hiện nay (Ảnh: paulchristomd.com)Người bị bệnh trầm cảm sẽ có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, tuyệt vọng hay giận dữ trong một khoảng thời gian dài (Ảnh: medicalnewstoday.com)Trầm cảm cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ xã hội của người bệnh, đồng thời khiến một số căn bệnh mãn tính trở nên xấu đi, bao gồm bệnh viêm khớp, suyễn, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường hoặc béo phì. Tất nhiên việc gặp những sự kiện gây đau khổ hay buồn bã là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng nếu những cảm giác tiêu cực này diễn ra trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại và ngày càng nặng nề hơn thì chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và điều trị chúng như một dạng bệnh về tâm lý nhé.2. Những biểu hiện của người mắc bệnh trầm cảm**Rối loạn trầm cảm chủ yếu (Major Disorder - RLTCCY)Rối loạn trầm cảm chủ yếu là hình thức trầm cảm nghiêm trọng nhất (Ảnh: powerofpositivity.com)Rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) là hình thức trầm cảm nghiêm trọng nhất. Người bệnh sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, vô dụng một cách dai dẳng và cảm xúc này sẽ không chịu biến mất. Bạn phải trải qua từ 5 dấu hiệu sau đây trở lên để được chẩn đoán mắc RLTCCY lâm sàng:• Cảm thấy buồn bã phần lớn thời gian trong ngày• Mất hứng thú với gần như mọi hoạt động diễn ra trong ngày• Giảm hoặc tăng cân một cách đột ngột• Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều• Suy nghĩ và hoạt động chậm chạp hơn• Mệt mỏi và trông thiếu năng lượng trong phần lớn thời gian• Cảm giác bản thân vô giá trị hoặc tội lỗi• Trở nên thiếu tập trung, thiếu quyết đoán• Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự vẫn**Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Dysthymia - RLTCDD)Rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể không nghiêm trọng bằng rối loạn trầm cảm chủ yếu, nhưng lại kéo dài dai dẳng hơn (Ảnh: megbiram.com)Rối loạn trầm cảm dai dẳng (RLTCDD - tên tiếng Anh là Dysthymia), là dạng trầm cảm nhẹ hơn rối loạn trầm cảm chủ yếu, nhưng lại là dạng trầm cảm mãn tính, kéo dài lâu hơn so với rối loạn trầm cảm chủ yếu. Thông thường, người bị RLTCDD sẽ có những biểu hiện của bệnh kéo dài ít nhất từ 2 năm trở lên. Cuộc sống của những người bị RLTCDD sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn người bị rối loạn trầm cảm chủ yếu do thời gian kéo dài lâu và dai dẳng hơn. Một số biểu hiện của bệnh là:• Mất hứng thú với các hoạt động thường ngày• Luôn cảm thấy tuyệt vọng• Năng suất lao động kém• Hay cảm thấy tự ti• Thường bị nhận xét là khó gần, khó tiếp xúc 3. Nguyên nhân gây ra trầm cảmCó rất nhiều nguyên nhân có thể khiến con người rơi vào trầm cảm. Một tổn thương tâm lý từ bé (như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình,...) có thể tác động mạnh tới cách cơ thể và trí não phản ứng trước những tình huống căng thẳng hay đau buồn, từ đó rơi vào trầm cảm. Một số người khác lại mắc bệnh do gen di truyền. Nếu gia đình bạn có người từng mắc trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về rối loạn cảm xúc, khả năng cao bạn sẽ bị “lây” bệnh khi lớn lên.Trầm cảm có thể là hệ quả của một chấn thương tâm lý từ bé, hoặc do gen di truyền (Ảnh: thewallpaper.co)Một lý do phổ biến khác gây nên trầm cảm là việc sử dụng các chất kích thích, ma túy hoặc đồ uống có cồn thường xuyên. Những nạn nhân của chứng bệnh tâm lý này cũng thường gặp những vấn đề khác nhau trong cuộc sống, những chấn động khiến họ rơi vào trầm cảm như mất người thân, người yêu, ly hôn, hay trầm cảm sau sinh.4. Cách vượt qua những “hố đen cảm xúc”Khi một người rơi vào trầm cảm, họ sẽ có xu hướng suy nghĩ vô cùng tiêu cực và những suy nghĩ tích tụ lâu ngày sẽ chuyển thành hành động. Chính bởi vậy, chúng ta cần có những biện pháp để vượt qua những “hố đen cảm xúc”, trở về trạng thái cân bằng càng nhanh càng tốt nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúng mình có thể tham khảo một số cách sau đây:Hãy nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ (Ảnh: midcitytms.com)**Sử dụng thuốcTùy tình trạng trầm cảm của bạn nặng hay nhẹ, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm, chống lo âu hoặc chống rối loạn thần kinh. Hãy chắc chắn bạn uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự động bỏ thuốc hay tự mua thuốc uống không có chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.**Tâm lý trị liệuNói chuyện với bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn học các kỹ năng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Bạn cũng có thể học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn từ các buổi trị liệu gia đình hoặc trị liệu theo nhóm.**Tập thể dụcHãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày trong khoảng 3 - 5 ngày một tuần để rèn luyện thể chất. Việc tập luyện sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng của bạn.Hãy tích cực rèn luyện thể chất (Ảnh: arvernebythesea.com)**Tránh xa rượu và chất kích thíchRượu hay chất kích thích có thể làm bạn cảm thấy thư giãn trong chốc lát, nhưng về lâu dài sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, vì vậy hãy tránh chúng thật xa ra nhé.Hãy tham gia các hoạt động thú vị, bổ ích, biết chăm sóc bản thân và gần gũi với những người bạn tin tưởng nhất nhé (Ảnh: youworkforthem.com)**Hãy biết chăm sóc bản thân hơnBạn cũng có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm bằng cách tự chăm sóc bản thân tốt hơn. Điều này bao gồm ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, tránh việc tiếp xúc với những người mang suy nghĩ tiêu cực và tham gia vào các hoạt động rèn luyệt thể chất và tinh thần thú vị.Ngoài những điểm trên, khi có cảm giác mình đã mắc bệnh, các bạn hãy tìm đến những người mình tin tưởng và thân yêu nhất để được cho lời khuyên và sự động viên cần thiết nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống nha.---------------------Khủng Long Vàng,Nguồn : sheis.vn
Lão hóa da có thể xuất hiện ngay ở độ tuổi 20, vậy cần phải ngăn ngừa với mẹo nào? 30-04-2019, 19:31