“Ngã ngửa” trước tác dụng của quả sung không phải ai cũng biết 

Nhắc đến quả sung, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một món ăn kèm dân giã nhưng lại thành “đặc sản” hiện nay. Theo như nghiên cứu của các chuyên gia thì quả sung có rất nhiều tác dụng nếu như chúng ta sử dụng đúng cách. Bạn sẽ rất ngạc nhiên với tác dụng của quả sung sẽ được Shopee chia sẻ ngay sau đây đấy. 

Vậy quả sung có tác dụng gì đến sức khỏe bạn đã biết chưa? (Ảnh: wikiwand.com)

Quả sung là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc quả sung có tác dụng gì? Hãy cùng Shopee liệt kê một chút về đặc điểm của loại quả này nhé.

Sung là loại cây thuộc họ dâu tằm. Tên gọi khoa học là Ficus racemosa. Chúng ta dễ dàng bắt gặp loại cây này ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Ví dụ như Australia hay Đông Nam Á. Ở Việt Nam, trước đây loại cây này được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, do nhu cầu của người dùng không cao, chúng cũng không mang đến lợi nhuận về kinh tế nên số lượng cây cũng đã giảm đi đáng kể.

Quả sung khi còn non sẽ có màu xanh và rất chát. Nhưng đây chính là điều khiến cho sung mê hoặc người ăn. Ăn ốc mà không có chút chát chát thì chẳng còn đầy đủ hương vị món ăn. Tác dụng của quả sung muối chính là thể hiện vào lúc này.

Đến khi chín sung chuyển sang màu tím đỏ và có vị ngọt hơn. Chúng mọc thành từng chùm và bám theo thân cây. 

Không chỉ để ăn, sung còn được dùng để chữa bệnh nhờ vào các thành phần dưỡng chất có chứa bên trong. Khoảng 100g sung sẽ có:

  • 0,4g chất béo
  • 19g đường bột tự nhiên
  • 0,8g protein
  • 1,2g chất xơ 
  • Còn lại là: nước, canxi, natri, photpho, sắt và các vitamin C, B1, B2, PP,…
“Ngã ngửa” trước tác dụng của quả sung không phải ai cũng biết 
Tác dụng của quả sung muối rất tích cực đối với hệ tiêu hóa, cùng các cơ quan tiêu hóa khác như dạ dày, thượng vị, tá tràng. ( Ảnh: biostarpharmaceuticals.com)

11 tác dụng của quả sung đối với sức khỏe

Từ những thành phần trên bạn đã phần nào biết được tác dụng của quả sung đối với sức khỏe chưa? Sau đây sẽ là 11 công dụng của loại quả này mà chắc chắn bạn không ngờ tới.

Chữa viêm họng

Nếu bạn thắc mắc liệu quả sung phơi khô có tác dụng gì? Thì đầu tiên đó chính là hiệu quả trong việc chữa viêm họng của loại quả này. Cách thức vô cùng hiệu quả, bạn chỉ cần lấy quả sung tươi. Sau đó, đem sấy khô và tán bột rồi lấy một chút bột đó thổi vào họng. Vậy là bột sung có thể phát huy tác dụng. 

Cách thứ 2 là sung tươi sau khi lấy về bạn đem gọt vỏ và thái phiến đem sắc. Cho đến khi còn một chút nước, bạn thêm đường phèn vào và cho nhỏ lửa, đun đến khi hỗn hợp thành dạng cao. Ngậm viên đường phèn và quả sung này hàng ngày cũng có tác dụng hiệu quả đối với những người bị đau họng hoặc bạn cũng có thể ăn quả sung sấy.

Quả sung phơi khô có tác dụng gì? đối với sức khỏe con người trong việc chữa bệnh. ( Ảnh: yandex.com)

Chữa ho khan không có đờm

Những ai thường xuyên gặp phải tình trạng này thì có thể chữa bằng cách lấy khoảng 50 – 100g quả sung chín tươi sau đó gọt vỏ và đem nấu cùng 50 – 100g gạo thành cháo. Chia nhỏ lượng cháo này và ăn vài lần trong ngày. 

Quả sung không chỉ là đồ ăn, mà chúng còn được biết đến là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. (Ảnh: pexels.com)

Chữa hen phế quản

Cách thức vô cùng đơn giản là giã nát sung tươi và ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần. Sử dụng đều đặn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Tác dụng của quả sung trong việc chữa viêm loét dạ dày. Bạn chỉ cần sao khô sung và tán bột uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 6 – 9g.

Chữa rối loạn tiêu hoá

Bạn lấy 30g sung thái nhỏ và sao hơi cháy sau đó bảo quản trong hộp và mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi để uống. Đây là một trong những tác dụng của quả sung được nhiều ông bà xưa sử dụng.

Chữa táo bón

Có rất nhiều cách để chữa căn bệnh này bằng sung đó là:

– Sắc 9g sung tươi uống hàng ngày. 

– Ăn 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày.

– Bổ đôi 10 quả sung tươi đem hầm cùng với ruột già lợn ăn trong ngày.

Sản phụ thiếu sữa

Đối với những bé sơ sinh, nguồn sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Chính vì vậy, để mẹ sau sinh có sữa đều và đủ cho bé thì có thể hầm sung tươi cùng với móng lợn để ăn.

Viêm khớp

Chữa bằng 1 trong 2 cách sau:

– Hầm sung tươi với thịt lợn nạc để ăn. 

– Tráng khoảng 2 đến 3 quả sung tươi với trứng gà ăn.

Chữa mụn nhọt, lở loét

Khi bị mụn nhọt, bạn sử dụng sung chín sao khô. Sau đó, tán bột và rắc lên vùng da bị tổn thương sau đó băng lại.

Sung chín còn có thể dùng để chế biến các món ăn vặt hay món ăn hằng ngày. (Ảnh: vietgle.vn)

Ảnh hưởng của quả sung đối với sức khỏe

Có thể thấy tác dụng của quả sung là khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sai cách thì cũng sẽ gặp phải một vài vấn đề đó là:

  • Ăn quá nhiều sung chín sẽ gây ra xuất huyết.
  • Axit chlorogenic sẽ làm giảm lượng đường huyết trong máu.
  • Ăn sung cũng khiến cho da của chúng ta nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Không nên ăn nhiều sung một lúc. Bạn sẽ bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Khả năng gây ngộ độc của sung cũng rất cao.
  • Quả sung có chứa axit oxalic có hại cho sức khỏe. Chúng tạo ra cặn muối oxalate là nguyên nhân hình thành sỏi thận. 

Những lưu ý để sử dụng quả sung đúng cách

Vẫn biết quả sung có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Nhưng nếu dùng sai cách thì cũng sẽ khá nguy hiểm đó nhé. Bạn hãy ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Phụ nữ có thai nên lưu ý không nên sử dụng loại quả này để không nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con.
  • Nếu bạn bị dị ứng mủ cao su thì ăn sung cũng có thể gặp những vấn đề tương tự.
  • Vitamin K trong quả sung khá cao. Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên ăn quả này.
  • Ăn lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Ngâm sung vào nước muối để loại bớt mủ nhựa và giảm độ chát.
Lưu ý để sử dụng sung đúng cách không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. (ảnh: vietnamnet.vn)

Phía trên là những tác dụng của quả sung cũng như một vài lưu ý để sử dụng loại quả này đúng cách. Tùy vào mỗi trường hợp mà bạn sử dụng đúng và đủ để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

> Xem thêm: Nha đam có tác dụng gì đối với sức khỏe và sắc đẹp?

Bình luận bài viết
Bài viết liên quan