Cần chuẩn bị những gì khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra?

10 năm trước cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ không chỉ khiến cho nền kinh tế lớn nhất toàn cầu khủng hoảng mà kéo theo sự khốn đốn, tổn thương nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. 10 năm sau, liệu lịch sử có lặp lại khi đang xuất hiện ngày càng nhiều cảnh báo về những nguy cơ mới?

Đại dịch Covid-19 bắt đầu tại vũ hán (Trung Quốc) lan rộng khắp thế giới và gây ảnh hưởng lớn tới tất cả các nên kinh tế  thế giới  như Mỹ và châu Âu đang dấy nên lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng. Theo thống kê, có đến ⅔ dân số trên thế giới không chuẩn bị kế hoạch đối phó với khủng hoảng kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ) định nghĩa khủng hoảng kinh tế là một 'sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng'. Sự tụt giảm hoạt động kinh tế được đo lường bởi 5 chỉ báo: GDP thực tế, thu nhập thực tế, tỷ lệ có việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và phân tích cho rằng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp. Ngoài ra, ta có thể nhận biết suy thoái kinh tế khi nhiều doanh nghiệp phá sản, doanh số bán lẻ sụt giảm do khách hàng ít chi tiêu mua sắm, giá nhà giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Thống kê cho thấy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu “đắt đỏ” năm 2008, 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo là cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng 2008.

Nhà đầu tư cần làm gì trước một cuộc suy thoái

Lúc này, nhà đầu tư cần đánh giá lại các khoản chi, tránh mắc nợ, dự trữ nhiều tiền mặt để sẵn sàng tham gia khi kinh tế phục hồi. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế nên dự trữ tiền mặt“ Tiền mặt là  vua”. Các nhà đầu tư có thể dự trữ vàng, ngoại tệ, hạn chế đầu tư bất động sản, chứng khoán.  

Nhà đầu tư huyền thoại Buffett đã đưa ra lời khuyên nhà đầu tư về việc họ nên làm gi khi thị trường sụt giảm, hãy giữ bình tĩnh và kiên trì. Để đối phó với những biến động lớn của thị trường, ông từng  nói CNBC rằng mua và nắm giữ vẫn là chiến lược tốt nhất. Ông khuyên những người đang lo lắng cho khoản tiền tiết kiệm khi về già rằng: “Đừng có ngày nào cũng quan sát thị trường. Nếu họ đang cố gắng để mua và bán cổ phiếu, và lo lắng khi họ đi xuống một chút… và nghĩ rằng họ có thể bán chúng khi họ đi lên, họ sẽ không đạt kết quả tốt nhất”. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ về dài hạn, và đừng quan tâm nhiều đến khoản đầu tư của mình. Buffett nói thêm: “Nếu bạn không muốn sở hữu một cổ phiếu trong mười năm, thì cũng đừng nghĩ đến việc sở hữu nó trong 10 phút”.