Hải sản giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức hải sản một cách tùy tiện, người dùng sẽ phải đối mặt với những mối nguy về sức khỏe.Dưới đây là một số sai lầm khi ăn hải sản:
Ăn hải sản chưa chín
Theo Livestrong, đa số hải sản đều có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt rất cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ hơn 80 độ C. Hơn nữa, môi trường nước, nơi các loại hải sản sinh sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và chế biến, hải sản cũng có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài.Vì vậy, loại thực phẩm này nên được nấu trong nước sôi khoảng 4-5 phút mới có thể được sát trùng hoàn toàn, tránh nguy cơ nhiễm mầm bệnh và ký sinh trùng.Các chuyên gia y tế cũng khuyến nghị mọi người không nên ăn các loại hải sản sống hay hải sản ngâm rượu, tẩm ướp, chế biến chưa chín. Có một số loài hải sản mang nhiều độc tố gây ngộ độc cho người ăn, thậm chí có thể tử vong.
Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu
Vừa ăn hải sản vừa uống rượu bia dễ gây ra bệnh gout - một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất.Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc lan cho biết, nhiều người thường có thói quen dùng các loại hải sản làm đồ nhắm mỗi khi uống bia rượu. Trên thực tế, các loại tôm, cua, cá... khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe.
Ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản
Trên thực tế, nhiều người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì đừng ăn hoa quả vội. Bởi những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà... Hơn nữa, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa dẫn đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Luộc hấp hải sản đông lạnh
Khác với các loại thịt, trong hải sản chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Bởi vậy, bất kỳ loại hải sản nào cũng nên được chế biến ở trạng thái tươi ngon.Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ lạnh không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, đại bộ phận protein cũng sẽ bị biến tính. Khi đó, hải sản không thích hợp chế biến bằng cách luộc, hấp.Nên chế biến bằng cách phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, rán. Hải sản không những có được hương vị thơm ngon mà còn tiêu trừ được các loại vi khuẩn.Theo các chuyên gia, tốt nhất vẫn nên chế biến và thưởng thức trong vòng một ngày từ khi mua về, không nên bảo quản trong thời gian quá lâu.
Nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản.
Lưu ý khi ăn hải sản:
Nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn bình thường. Tuyệt đối không cho bé thử những loại lạ. Ngay cả với những loại thông thường, bố mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít quen dần.Không nên tùy tiện ăn hải sản lạ bởi một số có hàm lượng độc tố rất cao. Nếu ăn, không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc thường tập trung ở những bộ phận này.Không được ăn các loại có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển, cua biển... Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu hay các biện pháp chế biến thông thường. Không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc