Một xu hướng lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên hiện nay là chuyển dịch từ điện toán đám mây (cloud computing) sang điện toán ranh giới (edge computing). Thay vì các thiết bị AI thực hiện việc tính toán từ xa thông qua một đường truyền Internet, chúng sẽ tăng cường xử lý ngay tại chỗ, với các thuật toán được viết để làm việc trực tiếp ngay trên thiết bị.Những lợi ích của hướng đi này bao gồm khả năng cho ra kết quả nhanh hơn, an ninh tốt hơn, và độ linh hoạt cao hơn. Nhưng liệu chúng ta có thể mở rộng mô hình này đến mức nào?Startup trụ sở tại Seattle - Xnor - có lẽ là hãng nắm trong tay công nghệ mới nhất liên quan điện toán ranh giới. Tuần qua, họ vừa tiết lộ một chiếc camera AI bản thử nghiệm, chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời - tức không cần pin hay bất kỳ nguồn năng lượng bên ngoài nào.Camera này có độ phân giải 320 x 320, cùng một con chip FGPA để thực hiện xử lý dữ liệu, và được trang bị thuật toán nhận diện vật thể hiện đại bậc nhất hiện nay.Trên lý thuyết, bạn có thể gắn một thiết bị như thế này lên bất kỳ vị trí nào bên ngoài căn nhà của mình, và nó sẽ truyền dữ liệu về cho bạn mãi mãi không ngừng.Nó tương thích với một vài giao thức giao tiếp không dây năng lượng thấp khác nhau (tại sao lại không dùng Wi-Fi ư? bởi Wi-Fi tiêu tốn quá nhiều năng lượng), và những giao thức này cho phép nó có thể gửi thông tin đi xa hơn hàng chục kilomet!Chưa hết, theo Xnor, nếu bạn gắn một viên pin vào chiếc camera của họ, nó sẽ có thể trữ đủ năng lượng trong ngày để tiếp tục hoạt động trong trường hợp trời không nắng hoặc vào ban đêm."Chúng tôi đang xem xét nhiều trường hợp có thể ứng dụng những thiết bị này" - Mohammad Rastegari, Giám đốc Công nghệ của Xnor cho biết - "Từ các dự án dân sự quy mô lớn, đến giám sát bên trong buồng lái của các xe hơi tự hành, đến gắn các camera này lên những con drone".Xnor có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các thiết bị AI tí hon như thế này. Công ty được tách ra từ Viện Allen về Trí tuệ nhân tạo vào năm 2017 để tập trung nghiên cứu một phương thức độc quyền nhằm tạo nên những hệ thống machine learning siêu hiệu quả (mấu chốt của công nghệ này là một loại mạch logic được biết đến với tên gọi XNOR gate).Hãng cũng đã chứng minh được tính tiện ích của phần mềm tự phát triển qua việc chạy chúng trên các thiết bị đòi hỏi điện năng thấp, khả năng tính toán hạn chế, như Raspberry Pi Zero chẳng hạn.Chiếc camera AI của Xnor vẫn chưa sẵn sàng để tung ra thị trường. Dù toàn bộ quá trình xử lý đều được chính thiết bị xử lý, vẫn có một số vướng mắc trong hoạt động của nó. Ví dụ, số khung hình camera có thể xử lý mỗi giây tùy thuộc vào mức ánh sáng mặt trời nó nhận được.Xnor cho biết vào những ngày nắng đẹp, camera của họ có thể chạy ở 32fps, nhưng kết quả vẫn có thể tốt hơn nếu sử dụng những cell pin năng lượng mặt trời lớn hơn.Có một điều có thể khẳng định ở đây là những thiết bị như thế này sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Chúng tương đối rẻ (camera của Xnor chỉ có giá 10 USD mà thôi), và tiện lợi hơn với mọi công việc.Và, khi mà mọi bức ảnh và video nó chụp/quay được không bao giờ rời khỏi thiết bị (tức được xử lý hoàn toàn trên thiết bị chứ không gửi lên đám mây), những chiếc camera này sẽ đảm bảo được tính riêng tư của người dùng.Vẫn còn một câu hỏi: liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi sống trong một thế giới với đầy những cặp mắt AI lúc nào cũng sẵn sàng để theo dõi mọi thứ hay không? Đó là vấn đề chúng ta đã và đang đau đầu với các hệ thống CCTV thông minh, và những thành quả của Xnor cho thấy công nghệ này sẽ ngày một nhỏ hơn và hoạt động một cách âm thầm, lặng lẽ hơn.
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30