Nghiên cứu mới công bố của Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) phát hiện ra rằng những nghề nghiệp đòi hỏi thức khuya, trực đêm… tác động đến sức khỏe một cách đáng sợ khi có thể tăng nguy cơ hỏng DNA lên đến 30%.Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Anesthesia. Các nghề nghiệm đòi hỏi thức khuya, trực đêm có thể làm hỏng DNA của bạn - (ảnh: SPUTNIK).Các nhà khoa học đã phân tích chi tiết bộ gene của 49 bác sĩ làm việc toàn thời gian, hoàn toàn khỏe mạnh và trong độ tuổi chỉ từ 28 đến 33. Họ đã được lấy mẫu máu trong các giai đoạn khác nhau: sau 3 ngày ngủ đủ giấc và sau 1 đêm thiếu ngủ.Kết quả khiến các nhà nghiên cứu phải giật mình: 1 đêm thiếu ngủ đủ làm tăng nguy cơ DNA bị hỏng hóc lên đến 25%. Những người phải thường xuyên trải qua những đêm thiếu ngủ, thức trắng trái với đồng hồ sinh học thì nguy cơ bị tổn hại DNA lên đến 30%.Thiệt hại DNA này được định nghĩa là sự thay đổi cấu trúc của DNA không thể sửa chữa khi DNA được sao chép, tức những người này có thể phải mang những thiệt hại từ đêm mất ngủ đó suốt đời.Trong khi đó, các nghiên cứu đi trước đã chứng minh sự hư hỏng DNA là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến nhóm bệnh không lây đang đe dọa sức khỏe loài người: ung thư, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh…Bằng việc chứng minh mối liên hệ giữa việc thức đêm và tổn thương DNA, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo nền móng cho những công trình tiếp theo nhằm can thiệp nguy cơ này, từ đó đối phó với các căn bệnh kể trên.Làm việc ban đêm có hại hơn hút thuốcLàm việc ban đêm phá vỡ đồng hồ sinh học não bộ
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30