Ngành GD-ĐT chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng GD. Thế nhưng, đội ngũ cán bộ giáo viên các trường Phổ thông – lực lượng nòng cốt, quyết định về chất lượng GD - lại do Phòng Nội vụ tuyển dụng, với chỉ tiêu do địa phương quyết định. Những bất cập cũng xuất phát từ đây…Hệ lụy thừa, thiếuTại các trường công lập, cán bộ giáo viên hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước. Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ và UBND huyện, tỉnh giữ vai trò tuyển dụng giáo viên cho ngành GD. Căn cứ vào số lượng HS, các trường cân đối số lượng cán bộ, giáo viêngiảng dạy để thực hiện việc chi trả lương. Tuy nhiên, do sĩ số HS không ổn định giữa các năm học - có năm tăng đột biến, có năm số lượng HS lại giảm - đã kéo theo hệ lụy thừa, thiếu giáo viên; từ đó dẫn đến việc luân chuyển do thừa hoặc tuyển dụng bổ sung do thiếu giáo viên.Nhìn nhận một cách khách quan, đó chỉ là một trong các nguyên nhân khách quan mà thôi. Còn hiện tượng một số địa phương có dấu hiệu tuyển dụng ồ ạt, dẫn đến đội ngũ giáo viên dư thừa quá nhiều trong thời gian qua, xuất phát từ nhiều yếu tố, đến khi sự việc bị đẩy lên cao trào, không ít phản ánh về hiện tượng tiêu cực đã xuất hiện.Vào đầu năm học 2016 - 2017, chỉ riêng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã dư thừa tới 214 giáo viên, địa phương giải quyết bằng cách đưa ra phương án cắt hợp đồng lao động. Gần đây nhất, đó là trường hợp 500 giáo viên hợp đồng huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, làm xôn xao dư luận với sự vào cuộc của báo chí, phát hiện ra một số vấn đề khuất tất và đã có cán bộ làm trái bị khởi tố.Còn nhớ đầu năm học 2017 - 2018, phóng viên Báo GD&TĐ đã tiếp nhận và tìm hiểu thông tin từ đơn thư kiến nghị của tập thể 5 giáo viên Trường THCS An Đồng, huyện An Dương (TP Hải Phòng); liên quan đến bất cập trong công tác luân chuyển giáo viên trong địa bàn huyện, cách xử lý chưa thấu tình đạt lý của Phòng Nội vụ và UBND huyện.Cụ thể, năm học 2016 - 2017, căn cứ vào số lượng HS và Thông tư số 35 giữa ngànhGD-ĐT và ngành Nội vụ; sau khi tổng hợp số liệu HS, cùng với báo cáo của các trường, cho thấy cả huyện An Dương thời điểm đó thừa 10 giáo viên thuộc 4 trường, gồm: THCS Đại Bản, THCS Lê Thiện, THCS Lê Lợi và THCS An Đồng. Trong đó, riêng Trường THCS An Đồng thừa 5 giáo viên. Khi thực hiện luân chuyển, 5 giáo viên Trường THCS An Đồng làm đơn kiến nghị, phản đối việc luân chuyển, do giáo viên này đều có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng xin ở lại trường tiếp tục công tác. Tuy nhiên, việc điều chuyển vẫn được triển khai.Theo lý giải của UBND huyện, quyết định này thực hiện theo đề xuất tham mưu của Phòng Nội vụ. Đành rằng đây là trách nhiệm chung của các cơ quan tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc điều động nhân sự sắp xếp đội ngũ giáo viên trong các trường cho hợp lý, nhưng rõ ràng quyền lợi cũng như nguyện vọng của người lao động đã không được coi trọng.Đi tìm lời giảiCâu chuyện nói trên ở Trường THCS An Đồng, mới là dừng ở vấn đề “tình” và “lý”. Trên thực tế, năm học ấy sĩ số HS của trường giảm, chỉ cần 36 giáo viên là đủ, nhưng biên chế lại lên tới 41 giáo viên, trong khi trường khác lại thiếu, dẫn đến yêu cầu phải luân chuyển. Thế nhưng chỉ ngay trong năm học tiếp theo, sĩ số HS tại Trường THCS An Đồng lại tăng đột biến, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên.Thừa thiếu cục bộ, năm nay thừa sang năm thiếu, đó là vấn đề khá quen thuộc ở nhiều đơn vị trường học. Mấu chốt nằm ở chỗ, bản thân đội ngũ giáo viên cũng không yên tâm: Năm nay ở trường này gần nhà, tốt rồi. Nhưng năm sau, có thể sẽ phải đi xa hơn cả chục km... Đó là một bất cập lớn ở rất nhiều địa phương hiện nay.Tuy vậy, dẫu sao đó cũng là những giáo viên đã nằm trong biên chế. Còn đối với giáo viên hợp đồng, nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng luôn thường trực, bởi vậy có thể nói rằng, trước mỗi năm học, các giáo viên này đều mất ăn mất ngủ để ngóng nhìn số lượng HS vào trường. Khi lượng người học giảm, sẽ không có chuyện luân chuyển như đối với giáo viên đã vào biên chế, mà khả năng lớn sẽ là một cái “trát” dừng hợp đồng.Đây mới là câu chuyện vô cùng quen thuộc liên quan đến đội ngũ giáo viên ở nhiều địa phương trong thời gian qua, dẫn đến những vụ việc nhiều địa phương ra thông báo cắt hợp đồng với cả trăm giáo viên hợp đồng một lúc, bất kể thời gian công tác bao lâu. Nguyên nhân chính là do công tác tuyển dụng không căn cứ vào thực tế của ngành GD địa phương. Chẳng hạn tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), khi ngành GD rà soát và thông báo thiếu 77 giáo viên tiểu học, phòng Nội vụ và UBND huyện đã tuyển dụng tới 133 giáo viên, để rồi ít lâu sau, khi thực hiện yêu cầu tinh giản biên chế, khiếu kiện đã xảy ra…Ly Ly
Giá dịch vụ đào tạo: Mấu chốt vẫn là nâng cao chất lượng đào tạo 31-05-2018, 08:00