Đó là ĐH Quốc gia Tp.HCM thuộc nhóm 701-750 và ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000.Phân tích về bảng xếp hạng đại học thế giới của tổ chức QS, trao đổi với PV Dân trí, GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, so sánh với bảng xếp hạng QS khu vực Châu Á mà mấy năm gần đây một số cơ sở giáo dục đại học đã có mặt đến top 150, các tiêu chí xếp hạng thế giới nghiêng nhiều về trọng số nghiên cứu.Ví dụ, tỷ trọng về tiêu chí đánh giá của các nhà khoa học đã tăng lên đến 40%. Thêm vào đó, QS thế giới không đánh giá theo số lượng bài báo mà tập trung đánh giá số lần trích dẫn của các bài báo trên tổng số giảng viên (20%).Các tiêu chí quốc tế hoá chỉ tập trung vào số lượng giảng viên và sinh viên quốc tế trực tiếp tham gia giảng dạy và học để lấy bằng tại trường (10%).Tiêu chí xếp hạng của QSNăm 2018, Tổ chức QS đã xem xét dữ liệu của 4763 trường đại học từ 151 quốc gia. Sau vòng sơ loại còn 1233 trường được đối sánh tiếp. Kết quả cuối cùng 1000 trường đại học của 85 quốc gia đã được xướng tên.Có 60 đại học lần đầu lọt top 1000 này, trong đó ĐHQG TpHCM thuộc nhóm 701-750 và ĐHQGHN thuộc nhóm 801-1000. Riêng hai tiêu chí về đánh giá của các nhà tuyển dụng và tỷ lệ giảng viên/sinh viên, ĐHQGHN nằm trong top 500.Dữ liệu xếp hạng của QS dựa trên ý kiến khảo sát của 1,2 triệu các nhà khoa học và 200 nghìn các nhà tuyển dụng; số bài báo Scopus tính trong 5 năm (2011-2016) còn số trích dẫn tính cho giai đoạn 2012-2017.GS Nguyễn Hữu Đức đánh giá, theo kết quả này thì chất lượng và uy tín đào tạo và nghiên cứu của hai ĐHQG của Việt Nam đã hội nhập vươn ra xa hơn ở tầm thế giới; đã được các nhà khoa học và tuyển dụng trên thế giới biết đến và thừa nhận nhiều hơn. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đã được trích dẫn cao hơn và có tầm ảnh hưởng rộng hơn. Cụ thể, chỉ số trích dẫn trung bình của các bài báo của ĐHQGHN đã đạt được mức 4,5 lần/giảng viên.Nhà sáng lập Tổ chức xếp hạng QS - Ông Nunzio Quacquarelli và GS. Nguyễn Hữu Đức tại Hội thảo Xây dựng đại học xuất sắc - Kinh nghiệm nước Nga và các quốc gia mới nổi" tổ chức tại Thủ đô Matxcơva vào tháng 5/2018.GS Nguyễn Hữu Đức cho hay, tại Hội thảo Xây dựng đại học xuất sắc - Kinh nghiệm nước Nga và các quốc gia mới nổi, tổ chức tại Thủ đô Matxcơva vào tháng 5 vừa qua, nhiều nhà quản lý giáo dục tiếp tục nhận định quan điểm cho rằng tiềm lực của một quốc gia không phải được đo bằng số máy bay và tàu chiến hiện đại mà phải bằng số lượng trường đại học xuất sắc. Đó là lý do nhiều quốc gia đã ưu tiên đầu tư mạnh mẽ cho phát triển đại học.Năm 2018, Trung Quốc kỷ niệm 20 năm thực hiện Đề án 985 xây dựng các đại học đẳng cấp quốc tế. Năm nay, họ đã có 40 trường vào bảng 1000 này. CHLB Nga thực hiện Đề án 5-100 từ năm 2011, đến nay Nga cũng đã có 27 trường.Ngay cả Malaysia, thông qua việc thực hiện kế hoạch, số lượng các trường đạt top 1000 đã lên tới 13 trường. Đối với nước ta, các kết quả đạt được trong những năm vừa qua tuy còn khiêm tốn, nhưng là bước tiến quan trọng.“Kết quả này đã chứng tỏ sự nhận diện và chủ trương đổi mới của giáo dục đại học nước nhà đang đi đúng hướng. Thiết nghĩ, nếu nhà nước có thể tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn nữa theo cơ chế cạnh tranh cho nhóm các trường đại học có tiềm năng, thì Việt Nam sẽ nhanh chóng có nhiều trường vào tốp 1000, thậm chí 500 hoặc 200 của thế giới.” – GS Đức bày tỏ.Theo Hồng HạnhDantri
Thành phố du lịch trăng mật tuyệt vời nhất gọi tên Nha Trang 3-07-2021, 01:04