Hiện tại, các trường đại học ở Việt Nam đã được khuyến khích hoạt động theo cơ chế tự chủ về học thuật, giáo trình giảng dạy, về nhân sự, tuyển dụng,... cả phần tự chủ về tài chính.Để tự chủ được tài chính, từng trường một phải tính toán xem làm sao để cân đối được cả khoản thu và khoản chi để giữ vững nâng cao chất lượng đào tạo; trong đó, có phần quan trọng là trả lương giáo viên, mua sắm trang thiết bị phù hợp nhằm nâng cao cơ sở vật chất để phục vụ giảng dạy.Nhấn mạnh điều này, bà Đào Thị Liên Hương cho rằng: Một trong những tiêu chí quan trọng của nhà trường là hội nhập giáo dục, thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam và cụ thể với các trường thì điều kiện tiên quyết là trường phải có giáo viên giỏi, điều kiện cơ sở vật chất tương đương các trường trong khu vực và trên thế giới. Điều này, phụ thuộc vào mức phí thu được từ sinh viên. Không tăng học phí thì không có cách nào để nâng cao chất lượng giảng dạy.Bởi vậy, các trường phải thông báo thật rõ ràng cho học sinh, sinh viên biết có bao nhiêu khoản thu và những khoản đó là gì. Ví dụ: Tiền phí nhập học, tiền học, tiền sử dụng các phương tiên cơ sở vật chất của nhà trường, tiền vệ sinh, chỉnh trang công viên, tiền ăn trưa, ở nội trú (nếu có nhu cầu)...“Như vậy, theo tôi, các chi phí càng rõ ràng thì sẽ tránh khỏi những thắc mắc của phụ huynh, học sinh. Và nếu được quy định rõ bởi luật thì càng tốt” – bà Đào Thị Liên Hương nêu quan điểm.Ở nước ngoài, ví dụ khối Châu Âu, để lập một trường hoặc một khoá học mới thì đều có những quy định rõ về các phương tiện giảng dạy kèm theo: Lớp học thế nào, trình độ giáo viên ra sao mới được dạy, chất lượng khoá học như thế nào, bằng cấp được công nhận ra sao, số lượng học sinh trong một lớp quy định là bao nhiêu, diện tích lớp học... tất cả đều được chuẩn hoá hết.Chia sẻ thông tin trên, bà Đào Thị Liên Hương lấy ví dụ ở Úc, các học sinh khi đóng tiền học vào nhà trường, các trường không có quyền giữ. Tiền sẽ được đưa vào quỹ chung quản lý giúp. Trong trường hợp trường bị phá sản hay vỡ nợ, quỹ sẽ trả lại tiền cho học sinh. Và những điều này được quy định rất chặt chẽ bởi luật pháp.Để Việt Nam có các trường đạt chuẩn khu vực và quốc tế, nhà nước đã tạo điều kiện để các trường tự chủ, lấy kinh phí thêm từ nguồn xã hội và học sinh. Đây là cách đúng đắn để giúp các trường phát triển. Tuy nhiên, cần phải giải thích rõ ràng cho phụ huynh, học sinh, sinh viên hiểu rõ, bởi các phí thu này để giúp các nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ cho học sinh, sinh viên chứ không phải nhà nước.“Con đường phía trước còn rất nhiều điều phải làm, bởi chuyển đổi từ một trường công được nhà nước chu cấp hoàn toàn sang trường tự chủ phải đặc biệt lưu ý đến đối tượng học sinh sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em ở khu vực vùng sâu vùng xa - cần tạo cơ chế cho vay vốn hoặc tạo quỹ hỗ trợ từ xã hội để giúp các em học tập.Hầu hết tất cả các trường đại học lớn trên thế giới đều có 1 quỹ học bổng rất lớn để hỗ trợ các sinh viên nghèo học giỏi và đã được chấp nhận vào nhà trường. Theo tôi, Việt Nam nên mở rộng những quỹ kiểu này” - Trưởng ban đối ngoại của Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam gợi ý.Về vấn đề này, bà Đào Thị Liên Hương cũng đã thể hiện quan điểm trên báo Giaodục.net. Ở bài báo này, bà cho biết:Ở nước ngoài "học phí" (Tuition fee) thường bao gồm các khoản sau đây:1. Tiền học phí (Tuition Fee)2. Phí nhập học (Admistion fee)3. Tiền sử dụng các phương tiện của nhà trường (Facilities service fee) như phòng thí nghiệm, thư viện và các dịch vụ trong trường (phí vệ sinh, hỗ trợ học sinh).Khi thu phí, tiền dịch vụ của học sinh, các trường đều ghi rất rõ từng khoản. Ở Việt Nam từ trước đến nay chỉ ghi chung chung là học phí. Nay có thể cũng nên ghi rõ từng khoản.Hiếu Nguyễn
Eat Clean là gì, Vì sao chúng ta nên Eat Clean? 8-10-2018, 12:10