Giáo dục thường xuyên giúp thay đổi nhận thức người học

Giáo dục thường xuyên giúp thay đổi nhận thức người học
GD&TĐ - Vĩnh Phúc là tỉnh có phong trào GD phát triển đáp ứng tốt nhu cầu học tập trong nhân dân, trong đó công tác GD thường xuyên (GDTX) được coi là một trong những tác nhân quan trọng để cung cấp cơ hội học tập cho mọi người nhằm thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập của Đảng, Nhà nước.Thay đổi nhận thứcTheo ông Lê Văn Cường - Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc: Việc tạo cơ hội học tập rộng rãi cho mọi người đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết trong nhân dân. Trong đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay để phát triển mạnh hình thức đào tạo từ xa là làm sao cho các đối tượng người học nhận thấy được việc cần thiết để nâng cao trình độ và quan trọng hơn là lựa chọn hình thức học như thế nào để không những hợp lý với hoàn cảnh, điều kiện hiện tại của họ mà còn đạt hiệu quả GD cao. Trước đây, mọi người hiểu về học tập suốt đời chưa đầy đủ, cứ nghĩ là học chỉ để giải quyết công việc, để bổ nhiệm hay làm gì đó…Lý giải về việc phát triển GDTX ở Vĩnh Phúc, ông Lê Văn Cường cho rằng, những cán bộ làm công tác đã thành công trong việc tư vấn giúp người học hình thành tư duy: Học để kiếm sống và đối với người lớn tuổi, học là để làm trẻ lại bộ não của mình, học để chung sống. Vĩnh Phúc hiện có không ít lao động ở các khu công nghiệp được tuyển dụng là lao động phổ thông. 10 - 15 năm nữa. Khi mà sức lao động phổ thông bị vắt kiệt, đồng lương không thể tăng mãi, năng suất lao động kém đi, họ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường lao động, khi đó cuộc sống của họ sẽ rất bấp bênh. Vì vậy, chỉ có GD hiện đại, thông qua công nghệ GD thuận tiện mới giúp họ được đào tạo và đào tạo lại một cách hợp lý nhất.Những lý giải rất đơn giản, nhưng đã giúp cho người dân hiểu là GD mở ra cơ hội đổi thay cho mỗi người, loại hình GDTX vừa rẻ, lại áp dụng công nghệ nên hiệu quả càng cao hơn. Từ thực tế Vĩnh Phúc cho thấy, loại hình đào tạo này muốn đến với người dân nhiều hơn, không phải chỉ thay đổi nhận thức từ người học mà còn cần sự ủng hộ của chính quyền các cấp.Những kinh nghiệm hayTheo ông Lê Văn Cường, đánh giá của nhiều học viên theo học các chương trình đào tạo từ xa ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, họ là những lao động ở các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước ở nhiều trình độ, lứa tuổi khác nhau, nhưng do nhu cầu công việc cần phải được đào tạo nâng cao trình độ, cập nhật kỹ năng nghề nghiệp, nhưng không có nhiều thời gian nên đã lựa chọn cách thức theo học đào tạo từ xa và như vậy là hợp lý nhất.TS Dương Thăng Long - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội, một đơn vị luôn sát cánh với Vĩnh Phúc trong đào tạo từ xa, cho rằng: Chất lượng đào tạo từ xa thông qua thành quả lao động sáng tạo mà người học đã mang lại cho xã hội, ngày càng khẳng định chất lượng, giá trị thực của nó. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, việc nâng cấp công nghệ GD, ứng dụng công nghệ thông tin trong GD đã không chỉ sử dụng máy tính cho công tác đào tạo trực tuyến, mà đã tiến đến bước sử dụng mobile-learning, tức là giúp người học tiếp cận dễ dàng hơn.Thiết bị mobile sẽ làm giản tiện hơn nữa việc học trực tuyến và làm tăng số lượng người học lên nữa. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn đã được kiểm nghiệm và cho thấy hiệu quả cao, nhất là với GDTX hướng đến xây dựng cả nước thành một xã hội học tập.Từ thực tế Vĩnh Phúc cho thấy, để GDTX phát triển đáp ứng những tôn chỉ mục đích đặt ra cần có định hướng phát triển, tăng cường quy mô đào tạo từ xa góp phần giải quyết bài toán nâng cao dân trí và đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội; Cần lưu tâm đến vấn đề chất lượng, đây được coi là quan tâm hàng đầu nhằm phát triển bền vững một hình thức đào tạo; Cần xây dựng bổ sung hệ thống học liệu phù hợp với từng phương thức đào tạo từ xa nhằm trang bị cho người học những công cụ hữu ích, đầy đủ nhất phục vụ việc tự học tập và nghiên cứu; Cần phát triển đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập góp phần nâng cao chất lượng trong đào tạotừ xa.Hà An