Lớp học “xuyên biên giới” ở một ngôi trường miền núi

Lớp học “xuyên biên giới” ở một ngôi trường miền núi
Học sinh THPT Hương Cần lắng nghe những chia sẻ thú vị về kĩ năng học từ mới Tiếng Anh với các bạn cùng trang lứa tại NgaGD&TĐ - Trường THPT Hương Cần là một trường miền núi tại huyện Thanh Sơn (Thú Thọ) với hơn 80% học sinh là con em dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, trường được biết đến là một trong những điểm sáng trong công tác đổi mới dạy và học.Giờ học tiếng Anh xuyên lục địa Chúng tôi tìm về trường THPT Hương Cần trong một buổi sáng mùa xuân mưa nặng hạt, thế nhưng không khí nóng lên của các giờ học tiếng Anh làm tôi quên đi cái lạnh của vùng núi phía bắc và tôi đã đi từ hết bất ngờ này sang bất ngờ khác…Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là các em học sinh lớp 10 của trường đang tự tin giới thiệu về những nét văn hoá đặc trưng của người Mường với một thầy giáo người Mỹ trong tiết học tiếng Anh, nhưng không phải một cách giao tiếp truyền thống mà là một buổi học trực tuyến ở hai điểm cầu Washington D.C và một xã miền núi của Việt Nam. Không khí lớp học vô cùng sôi nổi và khác hẳn các giờ học truyền thống mà tôi đã được biết.
Các em học sinh lớp 10 giới thiệu về các món ăn dân tộc với thầy giáo người Mỹ trong giờ học dự ánCô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ:“ các em học sinh ở đây không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với người nước ngoài, vì thế trong những giờ học trên lớp, nhóm giáo viên tiếng Anh chúng tôi thường sử dụng các phần mềm trực tuyến như zoom và skype để các em có thể rèn luyện kĩ năng giao tiếp, học hỏi các kiến thức mới và văn hóa các nước trên thế giới”.Đổi mới, đánh giá công tác chất lượng học sinhThực hiện các nội dung của đề án ngoại ngữ 2020 về xây dựng năng lực giao tiếp của người học, các em học sinh trường THPT Hương Cần ngoài các bài kiểm tra theo quy định còn có những buổi kiểm tra kĩ năng nói theo phòng thi nhằm tạo động lực và nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ngoại ngữ theo khung 6 bậc của Việt Nam.
HS lắng nghe, chia sẻ đất nước Châu Phi về bình đẳng giớiThầy hiệu trưởng Phan Trọng Đức cho biết không dừng lại ở các hoạt động trong phạm vi nhà trường, nhà trường còn tổ chức chuyến tham quan dã ngoại, trải nghiệm với giáo viên nước ngoài, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh nhằm tạo môi trường ngôn ngữ giúp các em có cơ hội rèn luyện và thực hành kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong thực tế.
Tiếp cận thực tế là bài giảng để các em học sinh bớt nhàm chánNhìn những ánh mắt thích thú trong những giờ học tiếng Anh của những cô cậu học trò vùng cao, có thể thấy ý nghĩa to lớn từ những tiện ích mà các công nghệ 4.0 mang lại. Tạm biệt Phú Thọ, tôi mong một ngày trở lại với những quả ngọt kết trái từ ngày hôm nay...Nguyễn Tuấn Anh