Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Sáng nay (12/3), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường Vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Đồng chí Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trình bày Báo cáo một số nội dung lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).Một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong báo cáo là hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông.Báo cáo nêu rõ, nhiều đại biểu đề nghị quy định về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam nhằm cụ thể các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấu trúc bậc trình độ và chuẩn đầu ra của các cấp học, trình độ đào tạo; làm rõ tính chất mở, liên thông, hướng nghiệp, phân luồng và bổ sung chính sách, cơ chế để thực hiện phân luồng, liên thông.Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) đã bổ sung quy định giao Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học (Điều 6).Để thể hiện rõ tính chất “mở”, “liên thông” và mục tiêu “hướng nghiệp”, “phân luồng” của hệ thống giáo dục quốc dân, Dự thảo Luật đã bổ sung một số điều khoản quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng (Điều 9) và liên thông (Điều 10) thông qua khái niệm, nguyên tắc và cơ chế liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người và tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn.Ngoài ra, theo Báo cáo, có ý kiến đề nghị học sinh học hết trung học cơ sở (THCS) được học lên thẳng trình độ cao đẳng; đề nghị người học đã học xong trình độ cao đẳng nhưng không có bằng trung học phổ thông (THPT) được học liên thông thẳng lên trình độ đại học.Về vấn đề học sinh học hết THCS được học lên thẳng trình độ cao đẳng: TTUB cho rằng đây là chương trình đào tạo tích hợp (nội dung gồm cả văn hóa và kỹ năng nghề) hướng đến tạo thuận lợi và thiết thực cho người học nhằm khuyến khích người học phân luồng sang học nghề, góp phần tăng tỷ lệ học nghề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để giải quyết vấn đề liên thông, phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, Dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc:Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT được tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc học các trình độ giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội (các điều 9, 28) trên cơ sở đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra của từng trình độ trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Điều 10).Mặt khác, để đảm bảo khối lượng kiến thức văn hóa THPT khi học sinh THCS theo học trình độ cao đẳng, có thể đáp ứng chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại điểm e, Khoản 1 Điều 28 với nội dung: “Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học kiến thức giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.Về vấn đề liên thông thẳng lên trình độ đại học đối với người đã học xong trình độ cao đẳng nhưng không có bằng THPT: TTUB nhận thấy, hiện nay việc tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) thực hiện theo cơ chế tự chủ.Luật GDĐH đã quy định nguồn tuyển sinh trình độ đại học đa dạng, bao gồm học sinh tốt nghiệp THPT, người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp.TTUB đề nghị Dự thảo Luật này không quy định cụ thể những vấn đề trên mà chỉ nêu nguyên tắc, cơ chế, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện liên thông. Việc tuyển sinh vào các trường đại học thực hiện theo cơ chế tự chủ đã được quy định trong Luật GDĐH.Có ý kiến đề nghị cần làm rõ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông (GDPT).TTUB cho rằng: Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình GDPT không nằm trong văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.Tuy nhiên, đối với người học đã học xong chương trình GDPT nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi không đạt, giấy chứng nhận này có giá trị xác nhận người học đủ điều kiện chuẩn đầu vào để tiếp tục theo học các trình độ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, góp phần thúc đẩy phân luồng, liên thông giữa GDPT và GDNN.Theo đó, Dự thảo Luật quy định “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông nếu đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông” (Điều 33).> XEM CHI TIẾT BÁO CÁO TẠI ĐÂY Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định dạy học khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN và người đứng đầu cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiến thức văn hóa THPT.Về vấn đề này TTUB có ý kiến như sau: Hiện nay học sinh học hết THCS khi chuyển sang GDNN, để có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn cần phải học tích lũy đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.Nhằm tạo thuận lợi cho người học, Dự thảo Luật đề xuất việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN; đồng thời quy định học sinh ở các cơ sở GDNN sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiến thức văn hóa THPT (Điều 33).Tuy nhiên, việc thực hiện giảng dạy văn hóa THPT trong cơ sở GDNN đòi hỏi cần có quy định chặt chẽ về đội ngũ, chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp. Dự thảo Luật đã giao thẩm quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các nội dung này.Minh Phong
Tương lai ngành ngân hàng: fintech hay techfin? 18-09-2018, 10:30