GS Lê Vinh DanhGD&TĐ - Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) vừa được Web of Science (WoS, Clarivate, Mỹ) xếp vào nhóm 25 đại học/cơ sở nghiên cứu hàng đầu khu vực ASEAN, đứng ở vị trí thứ 23. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có một trường ĐH được xếp thứ hạng này. Nhân dịp này, Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU.- Thưa GS Lê Vinh Danh, ông có thể chia sẻ thêm những cảm xúc cũng như suy nghĩ khi Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhận được vinh dự này?- Kết quả này là có tính tất yếu với TDTU, vì suốt 5 năm qua, nhà trường đã đầu tư rất bài bản và đúng hướng cũng như đã áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu khoa học - công nghệ. Do đó, chúng tôi cảm thấy vinh dự khi nỗ lực không ngừng nghỉ của mình đã có kết quả. Vinh dự này cũng thuộc về Việt Nam. Với chính sách tự chủ ĐH đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã tạo những nền tảng cơ chế thuận lợi nhất cho các ĐH tự chuyển mình vươn lên trong gần 5 năm qua. Đó là lý do Việt Nam có được 1 đại diện duy nhất trong TOP 25 của khu vực.Chúng ta thấy là các ĐH của Singapore, Malaysia và Thái Lan gần như “thống trị” nền khoa học - công nghệ và giáo dục trong ASEAN. Chính sách phát triển giáo dục ĐH ở các quốc gia này tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế sớm và quyết liệt hơn so với Việt Nam. Nền kinh tế và trình độ phát triển của họ cũng cao hơn. Tuy nhiên, khi nhìn trên Bảng xếp hạng, ta thấy: a) chỉ có 5 nước/10 nước ASEAN là có đại diện trong bảng (lần lượt là: Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Việt Nam); b) 5 nước còn lại không có đại diện nào; c) TDTU tuy đứng thứ 23 trong bảng, nhưng thành quả khoa học - công nghệ thua ĐH Quốc gia Singapore (NUS) đến 10,14 lần; và thua các ĐH nhóm thứ nhì trong từ 2,5 đến 3 lần.Nếu a) và b) cho chúng ta thấy rằng kết quả giáo dục và khoa học - công nghệ của một quốc gia có sự kết nối rất rõ ràng với mức độ phát triển của nền kinh tế nước đó; thì c) cho chúng ta thấy gì? Với tổng công bố quốc tế năm 2018 là hơn 1.000 công trình ISI; và dự kiến tổng công bố năm 2019 sẽ là hơn 1.400 ISI, TDTU có thể đuổi kịp NUS trong vòng từ 7 đến 10 năm (tính cả khi NUS vẫn tiếp tục phát triển); và đuổi kịp các đại học hạng nhì trong vòng 2 - 3 năm tới nếu nhà trường duy trì được tốc độ phát triển như 10 năm vừa qua.Tuy nhiên, đại đa số các ĐH Việt Nam còn lại với tổng công bố mỗi năm bình quân từ 70 đến 300 công trình ISI/năm/đại học như hiện nay, những đại học này cần ít nhất 10 đến 15 năm nữa mới có thêm đại học vào được bảng TOP 25 của khu vực này nếu quyết liệt đầu tư và hết lòng cho sự phát triển của trường. Đó là điều rất đáng để suy ngẫm.Một phòng thí nghiệm tại TDTU- Những năm gần đây, TDTU xuất hiện nhiều trên bản đồ NCKH của các tổ chức đánh giá, xếp hạng ĐH quốc tế. Nhà trường đã có lộ trình cho vấn đề này như thế nào?- Từ năm 2007, TDTU đã ban hành kế hoạch 30 năm (2007 - 2037) phát triển nhà trường thành đại học nghiên cứu trong TOP 60 các ĐH hàng đầu châu Á (hay TOP 500 đại học xuất sắc nhất của thế giới). Từ kế hoạch 30 năm này, nhà trường phân kỳ mục tiêu, các nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu để đạt mục tiêu ra thành 6 kế hoạch trung hạn, mỗi kế hoạch trung hạn kéo dài 5 năm. Từ kế hoạch trung hạn này, hằng năm TDTU và từng đơn vị trực thuộc xây dựng Mục tiêu chất lượng và kế hoạch từng năm học theo qui trình ISO.Cho đến thời điểm này, nhìn lại hơn 2 kỳ kế hoạch trung hạn với những gì đã làm và đạt được, TDTU hãnh diện vì đang đi đúng hướng, và thậm chí đối với một số mục tiêu, TDTU đã vượt xa so với yêu cầu đề ra. Chúng tôi đang trong giai đoạn phát triển quyết liệt và cố gắng tiến tới phát triển bền vững trong vài năm tới để hy vọng có thể vươn đến mục tiêu lớn (TOP 500 ĐH nghiên cứu xuất sắc nhất thế giới) nhanh hơn mốc thời gian đã đề ra.- Ông có thể chia sẻ thêm về các chính sách kích thích NCKH, kinh phí đầu tư cho các đề tài mà TDTU đã áp dụng thành công tính tới thời điểm hiện nay?- Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định chất lượng của đại học; không một đại học nào có thể giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, cập nhật với đòi hỏi của thị trường nhân lực thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa mà không có nghiên cứu khoa học - công nghệ. Do đó, không phát triển khoa học - công nghệ thì một cơ sở giáo dục bậc cao chỉ có thể xem là một ĐH nghề nghiệp hoặc nhiều lắm là một ĐH khoa học ứng dụng chứ không thể trở thành ĐH tinh hoa.Tại TDTU, chúng tôi không làm gì mới ngoài việc áp dụng các chuẩn mực khoa học theo thông lệ quốc tế. Từ rất sớm, TDTU đã quy định rõ sản phẩm khoa học. Chúng tôi đã xác định NCKH là không biên giới và sản phẩm phải được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu. Chính vì thế, nhà trường đã bước qua nhanh giai đoạn khuyến khích nghiên cứu với những sản phẩm là bài giảng, sách giáo khoa, sách chuyên khảo chung chung mà đi thẳng vào nghiên cứu với sản phẩm như các ĐH hàng đầu thế giới. Giảng viên muốn được trụ hoặc lương cao ở TDTU, không còn cách nào khác là phải đầu tư công sức vào NCKH.- Xin cám ơn ông.Công Chương (thực hiện)
Mụn bọc mọc dưới cằm to đến đâu cũng bị xẹp lép sau 1 đêm nhờ thứ nguyên liệu bán đầy ở chợ! 24-02-2019, 10:40