Luật Giáo dục (sửa đổi) cần tiếp tục điều chỉnh mô hình "nhóm trẻ"

Luật Giáo dục (sửa đổi) cần tiếp tục điều chỉnh mô hình "nhóm trẻ"
Triết lý giáo dục đã được thể hiện ở mục tiêu, nguyên lý, tính chất, quan điểm phát triển giáo dục và trong nhiều khái niệm pháp lý đã có trong dự thảo. Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Đó là ý kiến của PGS.TS Chu Hồng Thanh - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) khi góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). PGS.TS cũng có nhiều ý kiến, góp ý về một số nội dung được quy định trong dự thảo Luật.Về tiền lương của nhà giáo, tôi nhất trí với ý kiến cần có bảng lương riêng cho nhà giáo, nếu có “vướng” ở Nghị quyết của Đảng thì xin ý kiến Bộ Chính trị để xác định trong Luật này.PGS.TS Chu Hồng ThanhTheo PGS.TS Chu Hồng Thanh, đúng là triết lý giáo dục đã được thể hiện ở mục tiêu, nguyên lý, tính chất, quan điểm phát triển giáo dục và trong nhiều khái niệm pháp lý đã có trong dự thảo. Vì vậy không cần thiết kế một điều riêng mang tên “triết lý giáo dục” trong Luật.Tuy nhiên có một triết lý cô đọng, tập trung và rất trọng tâm đã được nêu trong Điều 61 Hiến pháp và Điều 11 của dự thảo Luật, đó là: Triết lý “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.Triết lý này cần được chú ý cụ thể hóa, thể hiện trong toàn bộ dự thảo Luật và thể hiện tính hiện thực, tính khả thi cao. Không thể hiện rõ “quốc sách hàng đầu” trong luật thì triết lý này chỉ là khẩu hiệu, ý tưởng, còn trong thực tế thì giáo dục tiếp tục bị buông bỏ, bị bỏ rơi, tiếp tục đứng hàng sau cùng so với các lĩnh vực khác.Về khái niệm “Công dân toàn cầu”, PGS.TS Chu Hồng Thanh góp ý, đây cũng là vấn đề triết lý lớn đã được đưa vào dự thảo Luật. Tuy nhiên, PGS cho rằng, cần hết sức thận trọng khi đưa ra khái niệm mới này. Hiến pháp không có khái niệm này, chỉ có khái niệm “công dân” mà không có khái niệm “công dân toàn cầu”. Luật không thể đi cao hơn Hiến pháp.Về “không thương mại hóa giáo dục”, PGS.TS Chu Hồng Thanh nhất trí hoàn toàn quan điểm của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về “không thương mại hóa giáo dục”. Đây cũng là quan điểm đã được thể hiện rõ trong nghị quyết 29/NQ-TƯ của Đảng. Không thể vì một số văn bản của Chính phủ đã ban hành mà phải “viết mềm đi cho phù hợp với nghị định”.Góp ý về quy định liên quan đến mô hình “nhóm trẻ”, PGS.TS Chu Hồng Thanh nêu ý kiến: Tại các địa phương hiện nay, mô hình này là nhu cầu thực tế và còn tồn tại lâu dài chứ không thể là vấn đề có tính “giải pháp tạm thời ”.Luật hiện hành đang có, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần chính thức tiếp tục điều chỉnh mô hình này với những quy định thích hợp, trong đó có những yêu cầu cao về nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng không đặt yêu cầu quá cao về bằng cấp và hình thức như các trường mẫu giáo, mầm non vì các nhóm trẻ chủ yếu mang tính “giữ trẻ”.Về giáo dục phổ cập và giáo dục bắt buộc: Giáo dục phổ cập là giáo dục bắt buộc, nhưng giáo dục bắt buộc chưa chắc là giáo dục phổ cập. Đã là Nhà nước quy định giáo dục bắt buộc thì nhà nước phải bảo đảm chi phí và các điều kiện cho giáo dục bắt buộc.Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông nói chung thì cần có lộ trình thích hợp để miễn học phí, trước mắt là giảm dần học phí cho các đối tượng này.Minh Phong (lược ghi)
Bình luận bài viết
Bài viết liên quan