Gom sạch 12 điểm ăn chơi nóng hổi ở quận Đống Đa cuối tuần không lo bí bách

Ở quận Đống Đa thì chơi gì, ăn gì? Có thể các cậu không để ý đó thôi chứ quận Đống Đa cũng có siêu nhiều điểm ăn chơi cho chúng mình bung lụa đó. Dưới đây mình xin kể ra các điểm vui chơi, ăn uống hấp dẫn nhất ở quận Đống Đa nè.

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Một trong các điểm đến nổi tiếng của đất thủ đô nghìn năm văn hiến thì chắc chắn phải kể đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, điểm đến yêu thích của các sĩ tử. Văn Miếu là trường Đại học đầu tiên của nước ta nên các sự kiện lớn về Giáo dục như trao bằng khen thường diễn ra ở đây. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.


Gom sạch 12 điểm ăn chơi nóng hổi ở quận Đống Đa cuối tuần không lo bí bách
@keiko.greenlife


@nh.nhu

Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, người ta thường hay bảo nhau đến Văn miếu để xin chữ, cầu mong cho một năm mới suôn sẻ về con đường học tập, để một ngày nào đó được đậu "trạng nguyên".


@__chucdam__

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa

Giờ mở cửa: 8h - 18h

Giá vé: 30k, nếu là học sinh, sinh viên được giảm giá còn 15k nhé.

Xem thêm tại ĐÂY

2. Rạp chiếu phim Quốc gia

Nhắc rạp chiếu phim thì phải kể đến rạp chiếu phim Quốc gia Việt Nam, là rạp chiếu phim lâu đời của cả nước nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng. Chưa kể rạp quốc gia luôn có mức giá vé ưu đãi hấp dẫn hơn so với các rạp khác, giúp chúng mình có thể thoải mái xem phim với chi phí eo hẹp. Ngoài ra vào các dịp Liên hoan phim, rạp còn chiếu những suất phim miễn phí, nếu muốn xem thì bạn hãy nhanh tay đặt vé nhé.


Ảnh: Internet

À, còn một điểm lưu ý nữa, các bạn sinh viên có thể mang thẻ sinh viên đến quầy hỗ trợ khách hàng để làm thể xem phim, và từ lần sau, chỉ cần mang thẻ đó đến là bạn chỉ cần mua vé với giá 50k thôi đó, tiện lợi quá phải không nào.

Địa chỉ: Thái Hà, Đống Đa

3. Vincom Nguyễn Chí Thanh

Một tổ hợp vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm hiện đại là điểm đến phục vụ đầy đủ nhu cầu của bạn.


@trangtes

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: sô 54A Nguyễn Chí Thanh

Giở mở cửa: 9h - 22h

Xem thêm tại ĐÂY

4. Vincom Phạm Ngọc Thạch

Nằm ở vị trí đắc địa – ngã tư Tôn Thất Tùng, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Vincom Phạm Ngọc Thạch từ khi khai trương luôn thu hút đông đảo mọi người ghé qua. Vincom có khu mua sắm, khu vui chơi, khu ẩm thực, rạp chiếu phim BHD Star cùng nhiều tiện ích hấp dẫn lắm đó.


Rạp chiếu phim BHD Star - @dinhtus.09

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: Số 2, Phạm Ngọc Thạch

Giờ mở cửa: 9h - 22h

Xem thêm tại ĐÂY

5. Thiên đường thời trang phố Phạm Ngọc Thạch – chùa Bộc

Nếu là “con nghiện” shopping hay bất cứ ai yêu thích thời trang thì đều biết đến khu phố Phạm Ngọc Thạch và Chùa Bộc với chuỗi các cửa hàng thời trang, đủ mọi style từ các shop nổi tiếng. Chưa hết các shop ở đây còn thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giá cả phù hợp túi tiền của các bạn học sinh sinh viên nên lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Đường đi vào các dịp lễ lúc nào cũng tắc vì quá đông, nên bạn lưu ý sắp xếp thời gian đi cho phù hợp.


Fb: Up to Seconds

6. Đền Kim Liên

Đền được lập ra là thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Đây là ngôi đền linh thiêng chấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long. Di vật quan trọng nhất của đền Kim Liên là tấm bia đá đen bên cây si có gốc to cả chục người ôm không xuể.


@quatormars

Địa chỉ: Ki ốt số 87 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa

7. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở hay chùa Thịnh Quang. Đây là một ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Nằm ở khu vực có mật độ dân cư đông đúc, chật chội nhưng chùa vẫn thu hút rất nhiều phật tử và du khách đến lễ bái.


@williamcdtran

Chùa thường tổ chức nhiều khóa lễ lớn và khóa lễ lớn nhất là khóa lễ đầu năm “Đại lễ cầu an cả năm cho mọi gia đình” diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Không những thế chùa còn thu hút chư khách thập phương bởi lễ dâng sao giải hạn đầu năm thường được tổ chức vào ngày mùng 8, 15 và 18 tháng Giêng.


@marukon.9x


@tran_cam_giang

Thông tin chi tiết:

Địa chỉ: số 382, đường Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa

Giờ mở cửa: 5h - 22h

Xem thêm tại ĐÂY

Đọc thêm: Đầu năm phải thăm 9 ngôi chùa thiên có tiếng, cầu gì được nấy ở Hà Nội

8. Tổ hợp ăn & chơi X98 Hoàng Cầu

Khu vui chơi X98 gồm 15 cửa hàng nằm dọc hai dãy nhà được nối với nhau bởi hệ thống hành lang phía ngoài tầng 2 mang phong cách thiết kế sáng tạo, bắt mắt. Tại mỗi gian hàng đều có phần gác xép lửng nhô ra thành ban công nhỏ để khách hàng có thể vừa thưởng thức đồ uống vừa ngắm không gian.


Ảnh: Internet


@nchicc___

Địa chỉ: ngõ 31, Hoàng Cầu

9. Phố Chùa Láng

Có thể nói phố Chùa Láng là một trong những thiên đường ẩm thực của Hà Nội. Bạn hầu như có thể tìm được bất kể món ăn, đồ uống nào khi đi qua nơi đây. Từ những món ăn vặt cho đến nhà hàng, quán cafe, tất cả dường như hội tụ đầy đủ ở trên con phố này.


@littlequanzz

Nếu là một tín đồ mê quà vặt, bạn có thể dừng chân ngay tại cổng Học Viện Ngoại Giao để cùng bạn bè nhâm nhi món bánh tráng trộn mang đậm hương vị Sài Gòn. Rẽ sang ngay cạnh đó một chút nữa là quán nem chua rán, quán bánh giò, bánh gối,... nằm sát nhau. Còn nếu như bạn mê món chè? Đừng chần chừ rẽ vào ngõ 91 để thưởng thức Chè Mix Subin. Hay cùng bạn bè vừa trò chuyện, vừa ăn món ốc ngao ở Cây Sanh Quán (số 6 ngõ 185) cũng là một sự lựa chọn thú vị.


@littlequanzz


@littlequanzz

Đây mới chỉ là kể sơ sơ thôi đã bao nhiêu món rồi, đến tận nơi thì tràn ngập đồ ăn luôn, đi đến ngóc ngách nào cũng tìm được món ăn ưng ý đó.

10. Công viên - Di tích gò Đống Đa

Công viên bao gồm 2 khu vực: tượng đài vua Quang Trung và khu vực gò Đống Đa cũ. Khu vực tượng đài với diện tích khoảng 15.000m2, có đặt tượng đài vua Quang Trung bằng bê tông cốt thép nặng 200 tấn, cao 14,65m và 2 bức phù điêu mô tả trận đánh của quân ta dưới sự chỉ huy của Quang Trung. Phía sau khu tượng đài là nhà trưng bày với diện tích 100m2. Bên ngoài cửa có đặt mô hình mô phỏng hai khẩu súng thần công được dùng trong trận chiến năm xưa. Hàng năm vào ngày mồng 5 tháng Giêng diễn ra lễ hội để tưởng nhớ công lao của những con người làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm ấy.


Ảnh: Internet

Địa chỉ: Tây Sơn, Đống Đa

11. Khu vực Hồ Đắc Di

Lại thêm một khu ẩm thực nữa cho các con nghiện ăn uống đây. Một list các món ăn siêu thèm như cơm niêu sườn nướng sốt BBQ, bít tết, mì trộn tổng hợp, chè thái ở chợ Nam Đồng, bánh mì chảo, miến lươn, mì xào cay, cháo sườn, thịt xiên nướng,... nghe thôi đã thèm rồi, chỉ muốn phi xe ngay đến ăn thôi.


@littlequanzz


@littlequanzz

12. Khu tập thể Kim Liên

Giữa đô thị hiện đại đang phát triển thì vẫn còn đâu đó khu tập thể cũ với những mảng tường tróc sơn nhưng vẫn lưu giữ được phần nào nét xưa Hà Nội. Khu tập thể Kim Liên thì nổi tiếng với những món ăn một lần nhớ mãi như chè, thạch rau câu, cháo sườn, bánh đa, miến cua trộn, nem chua, thịt xiên, lạp xưởng, gà xiên chiên, bánh mì mật ong,...


@nofoodphobia


@nofoodphobia

Cũng được kha khá điểm ăn chơi rồi đấy, bạn hiền nhớ note lại để có dịp rảnh đi xõa hết các điểm đó ở quận Đống Đa nhé!

Đinh Quỳnh tổng hợp

Nguồn : tripnow.vn