Thành phố Đà Lạt được người Pháp đã khám phá ra có tiềm năng du lịch từ rất sớm. Cho đến nay Đà Lạt vẫn là một thành phố du lịch nổi tiếng với vị trí đặc biệt với độ cao 1500m trên cao nguyên Langbiang. Để có thể du lịch ở Đà Lạt, phương tiện đi lại của hành khách lên chỉ có thể bằng ô tô. Điều này hạn chế lớn đến số lượng du khách đến với Đà Lạt. Nhận thức được những hạn chế của mảnh đất tiềm năng này, năm 1898 Chính phủ Pháp đã cho xây dựng đường sắt lên cao nguyên Langbian.
Đường sắt Phan Rang - Đà Lạt bắt đầud được thi công vào khoảng năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động. Là con đường huyền thoại bởi đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi trên thế giới: một của Việt nam và một của Thụy sĩ.
Con đường của Việt Nam được xây dựng kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sĩ (VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes).
So với đoạn đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn dài hơn 100 km, người Pháp chỉ mất 3 năm (1891-1894) thì để hoàn thành nhưng với đường sắt Phan Rang - Đà Lạt có 84 km, họ mất tới 25 năm thực hiện (1908-1932). Người Pháp đã bỏ ra tới 200 triệu Franc lúc bấy giờ. Với con số hàng trăm người đã chết vì bị hổ vồ, sốt rét ác tính hoặc bị tai nạn sập hầm, rơi xuống vực… khi thi công tuyến đường này.
Năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài gần 100 km chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc. Những bánh răng cưa nầy có thể tự điều chỉnh chiều cao phù hợp với độ mòn của các bánh xe mặt bằng.
Do chiến tranh nên đến năm 1972, đường sắt Phan Rang - Đà Lạt phải ngừng hoạt động. Sau 1975, tưởng như tuyến đường huyền thoại sẽ tiếp tục được sử dụng nhưng vào năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất. Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những phần bằng sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch. Đáng tiếc là cả cây cầu đường sắt Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt. Cứ vậy, từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủi là hoạt động, đó là đoạn từ Đà Lạt đi Trại Mát.
Sau giai đoạn đó, Cục Đường sắt Việt Nam đã bán lại cho công ty DFB (Dampfbahn Furka-Bergstrecke) của Thuy Sĩ các đầu máy hơi nước và một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650.000 USD. Người Thụy Sĩ vui mừng, gọi đây là chiến dịch “Back to Switzerland”.
Khi chiến dịch kết thúc, những người Thụy Sĩ đã tận dụng chúng về nước tu sửa lại. Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vượt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB (60 USD/vé).
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ còn lại một đầu máy hơi nước tại ga Đà Lạt nhưng không còn đi vào hoạt động nữa. Huyền thoại một thời giờ đây chỉ đứng yên trên đường ray. Sau một thời gian, tuyến đường sắt này được tỉnh Ninh Thuận xem xét tái xây dựng, nhằm tăng tiện ích du lịch lẫn giá trị văn hóa cho du khách đến Ninh Thuận - Lâm Đồng.
Gợi ý:
Bài liên quan Du lịch tỉnh Ninh Thuận cần phát triển các hoạt động bổ trợ nào? (2) Dự báo lượt khách và nguồn cung tương lai cho du lịch tỉnh Ninh Thuận Chiến lược phát triển toàn diện cho du lịch tỉnh Ninh Thuận (4)