Có người nói: “Cà phê không phải là thú thanh thản như trà, càng không mạnh mẽ bạo liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day dứt như một bản nhạc có nhiều dấu lặng. Còn những kẻ môn đồ của giáo phái cà phê thì cho đó là người đàn bà mang bùa ngải trong mình…”. Cà phê – thức uống được ưa chuộng ấy – ở mỗi nơi đều thể hiện nét văn hóa vùng miền rất riêng. Nếu người Mỹ thích cà phê mang đi, người Ý ngồi trầm ngâm hàng giờ với ly cà phê của mình, người Pháp vừa uống cà phê vừa ngắm các cô gái đi lại trên đường… Vậy còn cà phê Sài Gòn thì sao? Đặt chân tới một vùng đất, bạn có muốn khám phá bản sắc của nơi đó không? Những ngày ở Sài Gòn, tớ đã đi tìm bản sắc của thành phố này. Bản sắc Sài Gòn không nằm cụ thể trong một nét văn hoá nào nhưng từng sự hiện diện nhỏ nhoi của góc quán xưa cũ hay những quán cà phê hiện đại được các bạn trẻ yêu thích, tất cả làm nên một Sài Gòn đậm đà bản sắc, hài hòa giữa cổ kính và hiện đại.Cà phê cóc có mặt trên nhiều con phố.Nói vậy bởi cà phê đã và đang là nét văn hóa không thể thiếu của người dân Sài Gòn. Đặc biệt “Hòn ngọc Viễn Đông” này còn có văn hóa cà phê sữa đá Sài Gòn thú vị: ly cà phê sữa đá len lỏi khắp các quán cóc, trong nhà hàng sang trọng, bất kể sáng sớm hay chiều tối. Chả vậy mà người ta vẫn hay ngân nga “Sài Gòn cà phê sữa đá, vẫn mãi như thế ai uống hay chưa?” Mục Lục1. Cà phê cóc Vạn Kiếp2. Cà phê vợt Phan Đình Phùng3. Thinker & Dreamer – Cà phê Sài Gòn “dành cho những người mơ mộng”4. Nhã Nam Book N’ Coffee5. Trung Nguyên Legend – Alexandre De Rhodes – Thư viện ánh sáng
1. Cà phê cóc Vạn Kiếp
Đầu tiên phải kể tới quán cà phê cóc, bạn cứ đi bất kì một con phố nào cũng sẽ bắt gặp một quán cóc đông người. Sáng ấy tớ ngồi ở quán cà phê cóc trên con phố tớ sống, gần nơi tớ ở nhất. Quán mở từ 5 giờ 30 sáng và tầm trưa là đóng cửa. Đàn ông chọn cà phê đen đá, phụ nữ lại thường uống cà phê sữa đá. Giá thành cho một cốc cà phê cũng rất rẻ, cà phê đen 10.000 VND / cốc, cà phê sữa đá 12.000 VND / cốc, mỗi bàn được phục vụ thêm một ấm trà bằng nhôm nữa.Mỗi khách được phục vụ thêm một ấm trà.Có người ví văn hóa cà phê cóc Sài Gòn như thứ nhạc boléro của dân miền Nam, thứ nhạc mà người già, người trung niên yêu thích và những người trẻ muốn hiểu về “những ngày xưa cũ” cũng sẽ nghe. Quán chúng tớ ngồi nằm bên cạnh một ngôi chùa, mùi hương trầm thoang thoảng hòa cùng hương cà phê thơm lừng, nguyên chất. Đối tượng của quán chủ yếu là người già, người trung niên, thấp thoáng bóng dáng của mấy đứa trẻ như chúng tớ hay có em theo mẹ đi chợ, cũng ngồi cà phê luôn.Người già, trẻ nhỏ, người trung niên đều uống cà phê.Vào buổi sáng, những người đàn ông trung niên ra quán, gọi một ly cà phê và mua một bao thuốc lá. Họ vừa đọc các tin tức trên tờ báo buổi sáng, vừa nhấm nháp từng ngụm cà phê đắng – thứ đồ uống mà dân Sài Gòn cho rằng có thể giúp họ tỉnh táo để khởi đầu cho một ngày mới. Vào buổi sáng, những cụ bà hẹn nhau ra quán cà phê cóc trên con phố tấp nập ngồi, một ly cà phê sữa đá cùng những câu chuyện thường nhật, chuyện về “ngày xửa ngày xưa” hay những phút trầm ngâm của các cụ.Vào buổi sáng, những người phụ nữ tảo tần đi chợ sớm, tiện mua thức đồ ăn sáng và ghé vào quán cóc, gọi một ly cà phê sữa đá cho một sớm tật bật…Cà phê như giúp người người xích lại gần nhau hơn.Cà phê cóc Sài Gòn là thứ văn hóa giản dị, đời thường và gần như ăn sâu vào máu thịt của người Sài Gòn. Những ly cà phê sữa ở bệt được pha chế đơn giản với ít sữa bên dưới, một ít cà phê đã pha sẵn đổ vào, khuấy lên tạo thành một màu nâu đặc trưng nên một vài người thường gọi cà phê sữa là nâu đá. Sau khi khuấy đều, người bán sẽ cho một ít đá vào, tiếp tục chế một lớp cà phê đen lên. Vậy là được một ly cà phê sữa đá “vạn người mê”!2. Cà phê vợt Phan Đình Phùng
Tiếp theo phải kế đến cà phê vợt – cách pha truyền thống từng rất phổ biến ở Sài Gòn – và đến nay chỉ còn sót lại hai quán. Tớ ghé qua cà phê vợt với tuổi đời hơn 60. Là một điểm đến quá quen thuộc của người Sài Gòn, quán cà phê vợt của bà Phạm Ngọc Tuyệt và ông Đặng Trần Côn có cách pha chế đặc biệt: pha cà phê bằng chiếc vợt thay vì phin như bình thường.Chiếc vợt dùng để lọc cà phê.Không biển hiệu lớn, nằm nép mình trong hẻm nhỏ, xềnh xoàng những chiếc ghế đẩu làm bàn ghế, cà phê vợt Phan Đình Phùng mang đến cho người dùng một ly cà phê thơm ngon đặc trưng mà các kiểu pha khác không có được.Quán cà phê vợt hiếm hoi ở Sài Gòn còn sót lại.Cách pha cà phê này được truyền mấy đời ở quán của ông bà Côn: Dùng nước sôi để làm sạch vợt rồi cho vào trong một lượng cà phê xay nhuyễn nhất định. Sau đó, nhúng chiếc vợt vào siêu nước đang sôi, lấy muỗng khuấy đều vài lần rồi đậy nắp siêu lại, để trong khoảng 5 đến 10 phút cho cà phê thấm dần. Mẻ cà phê của đợt đầu được châm thêm lần nữa bằng lượt nước sôi mới, lặp lại công thức đó đến lần thứ tư để cà phê bắt đầu tiết ra thứ nước màu nâu đậm và tỏa mùi thơm, lúc đó mới rót ra ly cho khách.Đây là kiểu pha truyền thống từng rất phổ biến ở văn hóa cà phê Sài Gòn.Cà phê được cho vào ly thuỷ tinh nhỏ xấp xấp chưa đến gang tay như kiểu uống cà phê ngày xưa và mỗi bàn luôn được cho kèm với một ấm trà. Tớ được thưởng thức ly cà phê sữa đá ngon và đậm vị Sài Gòn như vậy đó!Quán bán thâu đêm suốt sáng, suốt 365 ngày quanh năm kể cả ngày Lễ, Tết và chỉ đóng cửa duy nhất mỗi năm một lần vào 10 phút giao thừa. Có người ngồi uống ở quán, quán hết chỗ thì ngồi sát vỉa hè. Có người dừng xe để mua cà phê về.Chiếc ghế con dùng làm bàn.Quán là một căn nhà nhỏ với bức tường ốp gạch trắng, với khoảng tường treo những bài báo lồng khung viết về quán cùng vài tấm hình của ông Côn. Vài chiếc bàn gỗ thô mộc nhỏ xinh được kê sát tường. Quầy “pha chế” cũng chỉ là một chiếc xe đẩy lỉnh kỉnh các món “đồ nghề” pha cà phê, ly tách cũ kỹ, ấm trà nhôm xưa xưa, thùng nước sôi nấu than và những chiếc vợt – linh hồn của những ly cà phê Sài Gòn “thượng hạng” này.Ấm trà bằng nhôm đậm chất hoài cổ.Chúng tớ gọi 2 ly cà phê sữa đá.Giữa cơn bão của cà phê phin, cà phê ngoại nhập… cà phê vợt Phan Đình Phùng vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người Sài Gòn mấy chục năm qua. Đó không chỉ nơi để uống một ly cà phê ngon mà còn là một nơi cho những khoảng trống bình yên giữa xô bồ cuộc sống, nơi để ai đó hồi tưởng lại những ngày xưa cũ, nơi để người ta lắng lòng nghe những câu chuyện của chính những cây cổ thụ đã sống giữa sự thay đổi của Sài Gòn.Phía bên ngoài quán có “menu”.Địa chỉ: Hẻm 330 Phan Đình Phùng, P. 1, Q. Phú Nhuận.Giá: 15.000 VND.3. Thinker & Dreamer – Cà phê Sài Gòn “dành cho những người mơ mộng”
Làm nên văn hóa cà phê Sài Gòn còn là những quán cà phê hiện đại. Tớ ghé Thinker & Dreamer – quán cà phê dành cho những người mộng mơ vào một buổi trưa hè. Nằm trong một “rừng” cà phê ở khu chung cư 42 Nguyễn Huệ, Thinker & Dreamer có những điều đặc biệt để thu hút các bạn trẻ lui tới và “trang trọng” nằm trong danh sách những quán cà phê nhất định phải ghé khi đặt chân tới mảnh đất Sài Gòn.Chung cư Nguyễn Huệ nhìn từ phía dưới lên.Quán mang một không khí rất lạ dù nằm trên con phố náo nhiệt nhất nhì Sài Thành. Dường như ở Thinker & Dreamer, mọi thứ nhẹ nhàng hơn, sâu lắng hơn, bình yên hơn. Đúng như cái tên của quán “Người nghĩ và người mơ” vậy:“Khi người ta còn trẻChỉ thích trốn vào một góc quán quenNhìn mưa rơi và ngửi mùi thuốc ấmCà phê trên tay nóng hổiBồng bột”
Thinker & Dreamer có không gian nhỏ nhưng được chăm chút khá kĩ. Quán mang phong cách thiết kế tối giản với bức tường sơn trắng đi cùng bàn ghế cũng trắng toát tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn nó vốn có. Thực đơn quán không nhiều món nhưng có sự kết hợp đa dạng, hợp lý những món bánh tráng miệng và nước uống được yêu thích hiện nay.Quán cà phê nhỏ là điểm đến yêu thích của giới trẻ.Quán mang phong cách tối giản.Phía bên ngoài ban công.Từ quán nhìn xuống phố đi bộ Nguyễn Huệ.Quán dành cho những kẻ mộng mơ.Quán chủ yếu phục vụ cà phê pha máy kiểu Ý và các loại nước trái cây giải nhiệt. Đặc biệt tên thức uống ở đây rất kêu: Dreaming in white, Over the cloud, Pocket full of dreams,…Thinker & Dreamer mang một không khí rất lạ.Đồ uống có tên rất kêu.Địa chỉ: Lầu 3 & 4, 42 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1.Giá: 40.000 – 80.000 VND.