Từ lâu, các loại chả đã trở thành món ăn truyền thống quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Các món ăn từ chả luôn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dài giòn, béo ngậy và bảo quản được lâu. Trong những ngày đầu năm, hãy cùng Shopee Blog khám phá các loại chả ngày Tết ngon trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Ý nghĩa món chả trong ngày Tết cổ truyền
Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì gì chả là món ăn thường xuyên góp mặt trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình Việt. Theo quan niệm của ông bà ta, giò chả là biểu tượng của phúc lộc và phú quý. Vì thế không biết tự bao giờ, các loại chả đã được chọn để bắt đầu năm mới. Các loại giò chả thường được dùng kèm với dưa hành, bánh tét, bánh chưng,… và trở thành món ăn được mong chờ trong những ngày đầu xuân.
Chả các loại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đầu năm của người Việt (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ)15+ các loại chả Tết trứ danh thường thấy trong mâm cơm đầu năm
Chả lụa
Chả lụa hay giò lụa theo cách gọi của người Bắc là món ăn quen thuộc đối với hầu hết các gia đình Việt. Nguyên liệu chính của các loại chả lụa này là thịt heo giã nhuyễn mịn, kết hợp thêm một vài nguyên liệu như nước mắm, tiêu, hạt nêm,… bọc bằng lá chuối phía ngoài, sau đó đem đi luộc hoặc hấp chín kỹ.
Khi chín, chả có màu trắng hoặc hồng nhạt, để nguội dùng rất thơm. Bạn có thể thưởng thức một khoảnh chả lụa với muối tiêu chanh hay dưa góp, củ kiệu cũng đều được. Trong những ngày đầu năm, được ăn miếng chả lụa kèm với bánh chưng, bánh tét thì quá chuẩn bài.
Chả lụa đạt chuẩn có màu trắng ngà, đặc và dậy mùi thơm (Nguồn: Tâm Cook) Chả lụa có thể ăn kèm với nhiều món khác nhau vô cùng bắt miệng (Nguồn: Nana Foods)Chả quế
Sẽ thật thiếu sót khi nhắc đến các loại chả ngon ngày Tết mà bỏ qua chả quế – món ăn đặc trưng luôn song hành cùng chả lụa trong mâm cỗ đầu năm. Mặc dù có chung nguyên liệu chính là thịt heo, nhưng cách làm chả quế lại cầu kỳ hơn nhiều. Thịt sau khi xay nhuyễn mịn sẽ được trộn với ít mỡ heo, nước mắm và bột quế. Sau đó đưa vào lò nướng hoặc hấp với nhiệt độ cao.
Một miếng chả quế đạt chuẩn phải có vỏ ngoài vàng đậm, bên trong vàng nhạt, dậy mùi thịt chiên và nổi bật với hương thơm của quế. Khi cắn miếng chả quế, bạn dễ dàng cảm nhận được sự dẻo dai, giòn mềm và hương vị đậm đà của các gia vị được tẩm ướp cẩn thận.
Chả quế là cái tên nổi bật trong danh sách các loại chả ngon ngày Tết (Nguồn: Xoihaisan.vn) Miếng chả ngon phải có vỏ ngoài vàng đậm, dậy mùi thơm của thịt và bột quế (Nguồn: giochabobich.com)> Xem thêm: Top 20 món ăn ngày Tết đậm đà bản sắc Việt Nam
Giò thủ (Giò xào)
Giò thủ hay giò xào cũng là một trong các loại giò chả ngon không thể thiếu trong ẩm thực truyền thống đầu năm của người Việt, đặc biệt là ở miền Bắc. Điểm nhấn nổi bật của món ăn này phải kể đến phần nguyên liệu bao gồm tai, lưỡi, mũi heo cộng với nấm mèo và hành tỏi. Vì vậy, khi ăn loại gì này, ai cũng dễ dàng cảm nhận được vị thơm ngon và dai giòn sần sật cực hấp dẫn của nó.
Sau khi tẩm ướp các nguyên liệu chính cùng tiêu, nước mắm,… người đầu bếp sẽ khéo léo đem xào đến khi thấy thịt ra nhựa thì dừng lại. Kế đến là cho vào khuôn, ép chặt, gói lại bằng lá chuối rồi mang đi hấp. Thành quả có được là món giò thủ cực kỳ hấp dẫn, có màu nâu và màu vàng hòa trộn hài hòa với nhau. Giò thủ mà ăn kèm với dưa hành, dưa món thì không còn gì chuẩn Tết hơn.
Giò thủ là một trong các loại chả ngày tết truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm miền Bắc (Nguồn: Tiệm chả Chị Cả) Miếng giò thủ đạt chuẩn phải có màu nâu và màu vàng hòa trộn hài hòa với nhau, là một trong các loại chả ngày tết ngon (Nguồn: Giò thủ Út Nhi)Chả bò
Ngoài các loại chả lụa thì chả bò cũng rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng ngày Tết. Chả bò là món đặc sản nổi tiếng có nguồn gốc từ Bình Định với sự kết hợp của các nguyên liệu như thịt bò, mỡ heo, tỏi, bột năng,… Chúng được hòa trộn và xay nhiễn cùng nhau, sau đó bổ sung thêm một số gia vị như nước mắm, tiêu, đường, bột ngọt,… Phía ngoài được gói chặt bằng lá chuối và nấu chín kỹ. Thành phẩm là miếng chả có màu nâu đặc trưng, ăn rất thơm ngon và béo giòn. Loại đồ ăn chế biến sẵn này nên được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 18 độ C và có thể để được tầm 1 tháng. Khi dùng, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc hấp lại đều được.
Chả bò có nguồn gốc từ Bình Định và là một trong các loại giò chả ngon đãi khách dịp Tết (Nguồn: ViGift) Chả được bảo quản trong tủ lạnh, có thể ăn trực tiếp hoặc hấp chín đều được (Nguồn: ViGift)Chả gà
Thêm một món chả ngon thường xuyên có mặt trên mâm cơm đầu năm của người Việt chính là chả gà. Món ăn nổi tiếng với sự thơm ngon, giòn dai đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Chả gà cũng có cách chế biến tương tự với chả lụa, nhưng chỉ khác là thay thịt heo bằng thịt gà. Thịt sao khi xay xong cũng được gói trong lá chuối và hấp chín kỹ.
Chả gà thành phẩm có màu hồng nhạt hoặc trắng, khi ăn thơm nồng mùi gà và các gia vị khác. Nếu nhìn bề ngoài, bạn có thể lầm tiếng chả lụa và chả gà, nhưng khi thưởng thức mới thấy được hai hương vị hoàn toàn khác nhau bởi hương vị của gà đặc trưng. Món chả gà có thể ăn trực tiếp hoặc dùng kèm cơm, bánh mì, bánh tét, thịt kho,… cũng đều rất ngon.
Chả gà là một trong các loại giò chả ngày Tết được nhiều gia đình Việt yêu thích (Nguồn: Tự vào bếp) Chả gà có thể ăn chơi trực tiếp hoặc dùng chung với cơm cũng rất bắt miệng (Nguồn: Ari Huyền Daisy – Facebook)Chả tai heo
Chả tai heo hay giò tai là một đặc sản không thể không nhắc đến vào các dịp lễ Tết. Miếng giò được giới sành ăn yêu thích bởi sự dai dai, sần sật và cách nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này mà dùng để chiêu đãi khách đến chơi nhà đầu năm thì còn gì bằng đúng không nào. Giò tai được dùng cùng dưa chua hay củ cải muối cũng rất tuyệt đấy nhé!
Chả tai heo là một trong các loại chả ngày tết chinh phục giới sành ăn bởi hương vị dai dai, sần sần mới lạ (Nguồn: Bếp Hoa – Youtube) Chả được làm giống như chả lụa nhưng có thêm phần tai heo giòn giòn lạ miệng (Nguồn: HN Foods)Chả hoa ngũ sắc
Trong tất cả các loại chả ngon ngày Tết mà không kể đến chả hoa ngũ sắc thì thật thiếu sót. Sở dĩ chúng có cái tên mỹ miều như thế là từ bề ngoài bắt mắt của loại chả này, màu cam từ cà rốt, màu đỏ từ lòng đỏ trứng muối, nâu của mộc nhĩ và vàng của trứng. Chả hoa ngũ sắc được làm từ hỗn hợp da heo, tai heo, cà rốt, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng muối, mộc nhĩ,… mang đi xay nhuyễn, sau đó cuộn trong lá chuối và hấp chín. Chả khi chín có mùi thơm đặc trưng và sự béo ngậy từ trứng muối, chút cay cay của tiêu đen.
Chả hoa ngũ sắc được yêu thích bởi vẻ ngoài màu sắc, thích hợp cho không khí mùa xuân (Nguồn: Bếp trưởng Á u) Món chả được làm cầu kỳ để có được thành phẩm đẹp mắt (Nguồn: thucthan.com)Chả phượng
Cùng với nem công, chả phượng là món ăn đứng đầu hàng bát trân (8 loại quý hiếm) khi tiến vua của cung đình Huế xưa kia. Chả phượng theo kiểu cung đình xưa được chế biến từ thịt của loại chim trĩ. Thịt sau khi đem sơ chế và trộn với các loại gia vị sẽ được gói vào lá chuối rồi hấp hoặc chiên trong mỡ gà đến khi chín vàng. Ngày nay, để phù hợp hơn trong những dịp lễ Tết, người ta thường thay thế bằng thịt gà hoặc lợn, sau đó trang trí thật bắt mắt để dâng cúng lên bàn thờ ông bà tổ tiên.
Chả phượng là món ăn tiến vua của cung đình Huế trước kia (Nguồn: VnExpress) Ngày nay, chả phượng được thay thế bằng thịt gà hoặc heo (Nguồn: Ẩm Thực 365)Chả cua
Chả cua là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, được chế biến bằng cách trộn thịt cua biển tươi cùng với các loại gia vị phổ biến sau đó đem đi hấp cách thủy hoặc chiên chín. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thịt cua ngọt tự nhiên hòa quyện cùng hương thơm của các loại gia vị đi kèm. Ngoài dùng trực tiếp như món ăn chơi, bạn có thể ăn chả cùng với cơm nóng, bún riêu hoặc các loại rau sống là tuyệt cú mèo luôn đấy!
Chả cua là món ăn truyền thống có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ (Nguồn: Trùm Food) Chả cua thành phẩm hương thơm đặc trưng của thịt cua tự nhiên, hòa quyện cùng các gia vị đi kèm (Nguồn: Shopee.vn)Chả mực
Chả mực được biết đến như một đặc sản nức tiếng của vùng Hạ Long – Quảng Ninh. Món chả được ra đời nhờ sự sáng tạo và khéo léo của cụ Tài Lễ – một đầu bếp tài hoa từng làm việc trong nhà hàng nước ngoài thời Pháp thuộc. Ngày nay, chả mực đã được cải tiến bởi sự sáng tạo của người Việt và dần trở nên nổi tiếng ở Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Chả mực được làm bằng cách giã hoặc xay nhuyễn thịt mực tươi, sau đó tạo hình thật khéo léo và mang đi chiên chín. Thức quà đặc sản của vùng Hạ Long chinh phục mọi miền bởi hương vị tươi ngọt tự nhiên, cộng thêm cách nêm nếm đậm đà. Shopee Blog tin chắc rằng, bạn chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ mãi.
Chả mực là một trong các loại chả lụa được xem là đặc sản nức tiếng của vùng Hạ Long (Nguồn: Vinwonders) Chả mực được giã nhuyễn từ mực tươi, sao đó mang đi chiên chín (Nguồn: dasavina)Chả bì lợn
Chả bì lợn khá giống với chả lụa nhưng hương vị sẽ đậm đà hơn và có thêm bì (da) lợn bên trong. Chả được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như giò sống, da heo, bột mì, tiêu xay, hành tím,… Chả bì khi hấp chín có màu trắng ngà, hồng nhẹ kèm theo những nốt trong của bì heo trên lát cắt. Trong những ngày đầu năm, ngoài thịt kho, bánh chưng thì các loại chả, đặc biệt chả bì là món ăn thường thấy trên bàn thờ tổ tiên.
Chả bì lợn cũng khá giống với chả lụa là một trong các loại giò chả ngon ngày Tết (Nguồn: Chả Da Heo Ớt Xiêm Xanh Đặc Sản Nha Trang – Facebook) Chả bì lợn là một trong các loại giò chả ngon có thể kết hợp thêm ớt xiêm xanh để mới lạ (Nguồn: TVP Food)Chả ngựa Bắc Giang
Chả giò ngựa không chỉ là các loại giò chả ngon của người dân tỉnh Bắc Giang mà còn nổi tiếng bởi giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Bởi nguyên liệu chính làm nên loại chả trứ danh này là thịt ngựa nạc – loại có độ mềm, thơm ngon và bổ dưỡng hơn cả thịt bò.
Chả ngựa thường được dùng như món quà biếu tặng trong những dịp quan trọng như lễ Tết. Là đặc sản từ vùng rừng núi, miếng giò chuẩn thì trên mặt khi cắt ra sẽ có vài lỗ tròn nhỏ, thịt không dính dao và có màu hồng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thịt ngon ngọt tự nhiên, thoang thoảng là hương thơm của lá chuối, tiêu và cỏ khô đậm chất Tây Bắc.
Chả ngựa Bắc Giang nổi tiếng với giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe (Nguồn: noiphodien123.vn) Chả khi chín có màu hồng đặc trưng và vài lỗ nhỏ tròn (Nguồn: noiphodien123.vn)> Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Giò me
Giò me hay còn được gọi là giò bê, là một đặc sản nức tiếng của vùng đất Nghệ An. Chỉ với tên gọi, hẳn bạn cũng có thể đoán ra loại chả này được làm từ thịt gì đúng không? Giò me có nguyên liệu chính là thịt bê và bì bê xay, kết hợp cùng nhiều gia vị như tiêu, trắng hà, nước mắm.
Cách làm giò bê cũng tương tự như các loại giò chả khác. Miếng giò đạt chuẩn phải có màu hồng hồng từ thịt bê và màu vàng của vỏ giò bao quanh. Khi thưởng thức, giò sẽ được thái lát mỏng và chấm cùng tương ớt, giống như dăm bông hay thịt nguội. Cách bảo quản giò thường thấy là cho vào tủ lạnh, khi cần dùng thì đem hấp hoặc sơ chế lại là được.
Giò me là đặc sản nức tiếng của vùng Nghệ An (Nguồn: Giò me Nghệ An) Đây là một trong các loại giò chả ngon khi dùng sẽ được cắt lát mỏng giống như dăm bông hoặc thịt nguội (Nguồn: Thực Phẩm Tứ Phương)Chả chiên
Tổng hợp các loại chả ngon ngày Tết mà bỏ qua món chả chiên thì thật đáng tiếc. Ngày nay, chả chiên có hai loại là có mỡ và không mỡ. Chả chiên vốn dĩ là chả lụa, nhưng được chiên vàng lên nhằm tăng thêm hương thơm và vị giòn, béo. Chả chiên có thể làm từ các loại chả như gà, heo, bò, mực,… cũng đều rất ngon.
Chả chiên vốn là chả lụa được chiên vàng để tăng thêm hương vị (Nguồn: Nhà Hàng Gánh) Chả chiên là một trong các loại giò chả đãi khách phổ biến trong ngày đầu năm (Nguồn: Shopee.vn)Chả chay
Ăn chay đầu năm là phong tục của nhiều gia đình Việt. Vì vậy các loại chả chay cũng là lựa chọn phổ biến trong những dịp này. Chả chay có rất nhiều cách làm khác nhau và việc dùng nguyên liệu cũng sẽ tùy theo khẩu vị, sở thích. Thông thường, chả các loại sẽ được làm từ bột mì căn – thành phần đặc biệt được tạo ra từ quá trình lọc bỏ tinh bột và giữ lại chất đạm trong bột mì. Ngoài ra, nhiều người còn làm chả chay từ đậu xanh, nấm hương hoặc tàu hủ ky,… Chả sau khi thành phẩm có mùi thơm ngon, hấp dẫn và vô cùng dinh dưỡng.
Ăn chay là phong tục thường thấy của cách gia đình Việt (Nguồn: vanduchay.com) Chả chay được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (Nguồn: annhienfood.com)Là món ăn truyền thống mỗi dịp đầu năm, các loại chả vừa mang đến nét dung dị và thân quen, vừa là món ngon để đãi khách đến nhà. Sẽ thật tuyệt vời khi cùng nhau quây quần bên người thân và thưởng thức hương vị quen thuộc từ những khoanh chả, miếng giò thơm ngon và cùng chúc nhau những điều may mắn năm mới. Đừng quên đồng hành cùng Shopee Blog để đón đọc thêm các sự kiện nổi bật sắp tới. Bên cạnh đó, Shopee đang có nhiều chương trình ưu đãi đầu xuân cho bạn mua sắm nguyên liệu nấu ăn thả ga. Truy cập ngay để không bỏ lỡ bạn nhé!
Đánh giá bài viết