Tránh những điều kiêng kỵ trong đêm Giao thừa và những ngày đầu năm mới đã trở thành phong tục từ lâu đời của người Việt Nam nhằm mang lại nhiều may mắn, bình an. Tết là dịp quan trọng để gia đình sum họp và quây quần bên nhau, đặc biệt là giây phút giao thoa chuyển sang năm mới thiêng liêng. Theo quan niệm dân gian và ông bà xưa để lại, mọi người nên tránh những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa để gia đình gặp bình an, hạnh phúc trong năm mới. Chính vì vậy, để năm mới gặp nhiều may mắn và bình an hãy tránh để phạm phải những điều kiêng không tốt.
Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa
Không cãi nhau
Trong đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình không nên cãi nhau hay to tiếng với nhau. Vì ngày Tết là dịp để gia đình đoàn tụ và sum vầy, không nên làm cho không khí vào dịp đầu xuân trở nên căng thẳng bởi những hiểu lầm, xích mích.
Ngoài ra, Tết cũng là thời điểm mà bạn không nên nói những lời thô tục sẽ không hay, không phù hợp với không khí đón Tết, mừng năm mới. Do đó, hãy dùng những lời lịch sự, nói chuyện vui vẻ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Không nói lời xui
Trong thời khắc năm cũ chuyển sang năm mới, ông bà xưa rất kỵ những từ ngữ thể hiện sự thiếu hụt như “hết”, “thiếu” hay những từ phủ định như “không có”, “không cần”. Vì vậy, vào bữa ăn trong đêm giao thừa, nếu người nhà gắp thức ăn cho bạn và bạn không muốn ăn thì có thể bảo là “con có nhiều quá rồi hoặc “con có rồi”. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh nói về điềm xui như mất mát, bệnh tật, thua lỗ,…
Không ăn cháo trắng
Theo quan niệm của ông bà xưa, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo. Chính vì thế, trong đêm giao thừa mọi người không nên nấu cháo ăn mà nên ăn những món khác.
Ngoài ra, sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày “muôn thần tề tựu”, việc ăn cơm nóng hay những món ăn sang trọng và đủ đầy cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, các vị thần linh.
Kiêng mặc quần áo màu trắng hoặc đen
Theo phong tục của người Việt Nam, màu đen – trắng là tone màu tượng trưng cho sự tang tóc. Vì thế, trong đêm giao thừa và những ngày Tết chúng ta nên tránh mặc quần áo có nhiều màu trắng hoặc đen. Thay vào đó, mọi người nên mặc các trang phục có màu sắc rực rỡ và tươi tắn như vàng, đỏ như một lời chúc an lành tới bản thân và cả gia đình.
Cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói – Những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa
Theo quan niệm của ông bà xưa, nên kiêng kỵ nói câu phủ định trong đêm giao thừa. Đồng thời, tránh nói những từ mang điềm xấu liên tưởng đến sự xui rủi.
Giao thừa là thời điểm cả gia đình đoàn tụ và quây quần bên nhau. Vì vậy cần phải giữ hòa khí và không tranh cãi, gắt gỏng hay lớn tiếng. Tránh la mắng, tiếng khóc để giữ cho năm mới luôn hòa thuận và vui vẻ.
Kiêng kỵ trong lúc cúng giao thừa
Trước khi cúng giao thừa cũng như mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, các thành viên trong gia đình phải sum họp đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn không bị hỏng hay ôi thiu. Trong lúc cúng, không nên gọi to tên trẻ con trong nhà và tránh tiếng động lớn sẽ kinh động tới quỷ hồn vô chủ bên ngoài sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu. Sau khi cúng, chỗ 2 bên bàn thờ không ai được ngồi để tránh bị xem là tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên.
Kiêng kỵ trong lúc đón giao thừa
Đêm giao thừa cũng như ngày đầu tháng, phải luôn kiêng kỵ và đặc biệt là tránh làm rơi vỡ đồ vật. Theo quan niệm xưa, việc làm vỡ đồ vật được xem là điềm báo có chuyện chẳng lành.
Ngoài ra, bạn cần tránh soi gương vì gương được coi là nơi kết nối thế giới âm – dương. Nếu soi gương có thể gặp “ác ma” và mang lại những điều xui xẻo, tai hoạ cho bản thân và gia đình.
Những điều nên làm trong đêm giao thừa
- Trong thời khắc giao thừa chuyển sang năm mới, gia đình nên đoàn tụ, sum vầy bên nhau để cùng chào đón năm mới vui tươi, đầm ấm.
- Ông bà xưa thường nói rằng “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, do đó mọi người có thể mua chút muối ngay trong đêm giao thừa hay ngày đầu năm mới như sự tượng trưng cho sự mặn mà trong tình cảm, mong muốn gia đình luôn yên ấm, thuận hoà.
- Có nên cúng giao thừa ngoài trời? Lễ cúng giao thừa thường được cúng ở ngoài trời vì các cụ xưa hình dung trong phút bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân về, quân đi vội vã nên không thể vào trong nhà mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, hoặc chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
- Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ? Nghi lễ thắp hương giao thừa thường được thực hiện đúng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc ngày 29) tháng Chạp. Vì đây là thời khắc chuyển sang mùng 1 Tết của năm mới và để tiễn đi những thần của năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.
- Dọn dẹp nhà cửa trước năm mới để tẩy rửa, xóa sạch những điều không hay của năm cũ vì dân gian thường có tục kiêng quét nhà vào những ngày Tết.
Trên đây là những điều kiêng kỵ trong đêm giao thừa mà bạn và gia đình nên tránh để năm mới gặp nhiều điều may mắn và bình an. Hy vọng qua những thông tin mà Shopee Vietnam đã chia sẻ có thể giúp bạn và gia đình đón nhận được những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
> Xem thêm: Gợi ý cách chọn hoa giả để phòng khách trang trí ngày Tết