Tìm thấy nền văn minh cổ đại 'vượt thời gian', có tuổi đời 8.000 năm

Từng được cho là có "tuổi đời" 2.000 năm tuổi, tác phẩm điêu khắc lạc đà ở Ả Rập Saudi đã được giám định lại. Điều này đã hé lộ về một nền văn minh cổ đại với sự phát triển khiến nhiều người bất ngờ.

Trước khi trở thành một sa mạc khô cằn, Bắc Ả Rập Saudi từng là "một thảo nguyên với hồ nước và cây cối nằm rải rác". Đây là chia sẻ của những trung tâm nghiên cứu khoa học nổi tiếng như: Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại, Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại....

Theo Daily Mail, một phù điêu lạc đà có kích cỡ bằng con người, khá nổi tiếng tại đây đã tiết lộ những manh mối quý giá này. Tác phẩm điêu khắc từng được đánh giá là xuất hiện từ thời đại đồ sắt khoảng 2.000 năm trước. Tuy nhiên, sau khi giám định lại, kết quả cho thấy "độ tuổi" của con "lạc đà" này 8.000 năm.

Phát hiện trên khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên, bởi phù điêu lạc đà và một số tác phẩm phù điêu quanh đó được chế tác bằng một kỹ thuật vô cùng tinh tế. Điều này cho thấy, người tạo ra chúng đến từ một nền văn hoá cực kỳ phát triển so với phần còn lại của thế giới.

Bức phù điêu lạc đà có tuổi đời 8.000 năm bị hư hỏng một phần do những tác động của thời tiết


Những dấu vết về thời tiết và dụng cụ trên các tác phẩm điêu khắc, cùng với những mảnh vỡ và mật độ các lớp trên cùng của tảng đá, đã được những nhà khoa học đánh giá để đưa ra dữ liệu về thời gian và khí hậu tại thời điểm các tác phẩm được tạo ra.

Đó có thể là nền văn minh cổ đại, sơ khai của các bộ lạc sống bằng hình thức chăn thả gia súc, săn bắt lạc đà và ngựa hoang.

Một số bức phù điêu trên đá được tìm thấy.


Những chi tiết trên phù điêu là bằng chứng sống động của sự phát triển đáng ngạc nhiên về một nền văn minh cổ đại. Các nhà khoa học cũng từng tìm thấy dấu tích của những công trình đá, được tạo ra bởi các bộ lạc du mục ở Bắc Ả Rập Saudi.

Bài liên quan
Tìm thấy nền văn minh cổ đại 'vượt thời gian', có tuổi đời 8.000 năm
Du khách 'dính lời nguyền' sau khi đánh cắp cổ vật ở công viên khảo cổ Pompeii
Những vết tích của Hy Lạp cổ đại trên nước Ý
Kiến trúc cổ Beirut lưu giữ những 'vết sẹo' chiến tranh