Có gì sau những 'tứ hợp viện' cổ xưa ở Bắc Kinh?

Tứ hợp viện là một kiểu kiến trúc nhà cổ của người Trung Quốc, xuất hiện phổ biến ở thủ đô Bắc Kinh. Kiểu kiến trúc này đặc trưng bởi một khoảng sân rộng, hình vuông, bao quanh 4 cạnh của hình vuông đó là 4 khu nhà, tạo thành một kiến trúc “tứ hợp” khép kín, tráng lệ và cổ kính.

Lịch sử hình thành và phát triển của tứ hợp viện

Tứ hợp viện là lối kiến trúc cổ xưa và xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc. Nó đã đồng hành cùng chiều dài lịch sử không chỉ của riêng thủ đô Bắc Kinh mà còn của cả đất nước Trung Quốc.

Cho đến nay, Tứ hợp viện đã có lịch sử hơn 3 ngàn năm. Những nguyên mẫu Tứ hợp viện xuất hiện sớm nhất là vào thời nhà Nguyên, tuy nhiên đây lại không phải là thời kì phát triển rực rỡ nhất của lối kiến trúc này.

Nếu đi sâu nghiên cứu về kiến trúc của Trung Quốc qua các thời đại, đời nhà Thanh chính là giai đoạn lối kiến trúc Tứ hợp viện phát triển đến đỉnh điểm. Nếu như vào thời nhà Nguyên, ta chỉ thấy những Tứ hợp viện xuất hiện đơn lẻ và rải rác thì vào thời nhà Thanh, mô hình Tứ hợp viện xuất hiện với mật độ dày đặc: từ kiến trúc cung điện, đền chùa, phủ quan, nhà ở của các trọc phú, các địa chủ đến các ngôi nhà rất đỗi bình thường của những “lão bách tính”.

Cho đến ngày nay, Tứ hợp viện đã không còn là lối kiến trúc mà đâu đâu cũng thấy khi đến với Bắc Kinh. Tuy nhiên, kiến trúc này đã dần biến mất, nguyên nhân chính là do không còn phù hợp với lối sống cũng như nhu cầu của người dân nữa.

Cấu trúc tứ hợp viện

Thuật ngữ “tứ hợp viện” xuất phát từ ý nghĩa cụ thể của tên gọi, bốn ngôi nhà bố trí theo các hướng bắc, nam, đông, tây, cùng có chung một sân vườn.

“Tứ” ở đây chỉ 4 phương: đông, tây, nam, bắc; “hợp” mang nghĩa bao quanh. Tứ hợp viện được dùng để chỉ lối kiến trúc do những gian phòng từ 4 hướng đông, tây, nam, bắc quây lại với một khoảng sân ở giữa tạo thành hình chữ “khẩu”.

Cách bố trí các gian phòng trong Tứ hợp viện cũng theo những quy tắc hết sức nghiêm khắc. Một Tứ hợp viện theo quy chuẩn sẽ gồm nhà chính, các phòng ở, các chái và sân chung.Bốn tòa nhà thường được đặt theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây theo kiến trúc đối xứng. Sau tòa nhà chính thường được chia thành khu Hậu viện xây 2 tầng.

Cửa chính của Tứ Hợp Viện thường được đặt tại góc Đông Nam hoặc góc Tây Bắc. Đa số người dân Bắc Kinh chọn hướng Tây Bắc vì họ quan niệm đó là cửa cát tường, may mắn, nằm đúng vị trí “tốn” trong bát quái.

Hi vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn hoàn thiện hơn, tổng quan hơn về công trình kiến trúc mang đậm phong cách cổ điển Trung Quốc này.

Đọc tin mới nhất hôm nay

Bài liên quan
Có gì sau những 'tứ hợp viện' cổ xưa ở Bắc Kinh?
Khám phá tòa nhà có kiến trúc đặc biệt nhất thế giới
Khám phá 5 ngôi chùa ở miền Tây có kiến trúc cực đẹp
Lượng khách du lịch Bắc Kinh tăng vọt trong dịp Tết