Du khách thông thái: Linh thú của các nước Đông Á là gì?

Chúng tôi tin rằng, yêu du lịch không chỉ là đi nhiều mà còn là hiểu rộng. Vì vậy, nội dung về linh thú của các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á nói riêng cũng là một cách để bạn tăng vốn kiến thức liên quan đến du lịch, chuẩn bị tốt hơn cho ngày được lên đường trở lại.

Bài trước:

Bài liên quan
Du khách thông thái: Linh thú của các nước Đông Á là gì?
Du khách thông thái: Linh thú của các nước Đông Nam Á là gì?

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á gồm: Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc. Linh thú của các nước Đông Á láng giềng này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Hàn Quốc

Hổ Siberia là biểu tượng quan trọng trong nền văn hóa Hàn Quốc. Chúng còn là một trong những linh vật chính thức của Thế vận hội mùa đông 2018. Trong suốt nhiều thế kỷ, người Hàn Quốc vừa kính sợ vừa tôn sùng loài động vật ăn thịt này.

Người dân nước này thậm chí còn dâng lễ sám hối cho hổ khi cầu trời cho mưa. Địa hình núi của Hàn Quốc từng là nơi sinh sống của nhiều đàn hổ khổng lồ. Hàn Quốc cũng từng được gọi là "nơi có những cá nhân phi thường khi thuần hóa hổ", cho thấy mối liên hệ gắn bó giữa loài hổ và văn hóa Hàn.

Hổ Siberia (hay hổ Amur) từng lang thang trong các khu rừng ở khắp Triều Tiên, miền bắc Trung Quốc và miền đông nước Nga, nhưng hiện nay chúng chỉ còn được tìm thấy ở một vài nơi rải rác không còn con hổ Siberia nào trong tự nhiên ở Hàn Quốc.

Triều Tiên

Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận linh thú, song quốc điểu của nước này được cho là chim ưng lớn phía bắc. Chúng có sải cánh rộng 105-130cm) và phần lông bao dưới đuôi có màu trắng nổi bật. Chúng sống ở vùng có nhiều cây gỗ, những khoảng rừng thưa có thể đạt đến độ cao khoảng 2.500 mét.

Trung Quốc

Trung Quốc được cho là có 3 linh thú: Gấu trúc, rồng và sếu đầu đỏ. Gấu trúc lớn, có lông trắng đen được ví như "quốc bảo" của Trung Quốc. Loài vật đáng yêu này cũng là biểu tượng của World Wide Fund (WWF) từ khi thành lập vào năm 1961. Vào năm 2015, gấu trúc lớn được liệt vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng (chỉ có ít hơn 2.000 con gấu trúc khổng lồ trong tự nhiên tính tới 2020).

Sếu đầu đỏ là một trong những loài chim quý hiếm nhất trên thế giới, với vẻ tao nhã và thoát tục ấn tượng. Sếu đầu đỏ có tuổi thọ khoảng 50 đến 60 năm, vì thế mà người dân Trung Quốc xem nó biểu tượng của sự may mắn, tuổi thọ, sự cao quý và lòng trung thành.

Đài Loan

Đài Loan cũng không có linh thú chính thức. Tuy nhiên, Gấu đen Formosan (còn được gọi là gấu đen Đài Loan hoặc gấu họng trắng) được xem là "linh thú" không chính thức. Năm 2001, chúng được bình chọn là động vật hoang dã tiêu biểu nhất của Đài Loan trong một chiến dịch bình chọn kéo dài nửa năm trên toàn đảo. Gấu đen Formosan cũng là động vật trên cạn lớn nhất Đài Loan và là loài gấu bản địa duy nhất ở Đài Loan.

Do sự khai thác của con người và sự suy thoái môi trường sống trong những thập kỷ gần đây, quần thể gấu đen Formosan hoang dã ngày càng suy giảm.

Mông Cổ

Linh thú của Mông Cổ là ngựa Przewalski, hay ngựa Mông Cổ hoặc Takh. Ngựa của Przewalski nhỏ hơn ngựa nhà và có quan hệ họ hàng với ngựa vằn. Mặc dù những con này trông rất giống ngựa nhà, nhưng chúng được sinh ra để sống hoang dã và tự do trên những thảo nguyên bao la.

Ngựa Przewalski từng được phân loại là "Đã tuyệt chủng", phần lớn vì bị săn hoặc mất môi trường sống. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các chương trình nhân giống, các nhà khoa học ước tính có khoảng 178 cá thể trưởng thành còn sống.

Nhật Bản

Chim trĩ xanh (gà lôi lam Nhật Bản) và khỉ tuyết (Macaca fuscata) là linh thú của Nhật Bản. Tương truyền, chim trĩ xanh là một trong những nhân vật chính trong câu chuyện cổ nổi tiếng ở Nhật - "Cậu bé đào". Chuyện kể về một cậu bé được sinh ra từ một quả đào lớn đang trôi xuống dòng suối. Cậu được một người đàn ông và một bà lão đón về và nuôi nấng. Sau đó, cậu báo ơn cách đánh bại những kẻ bất lương và chiếm lại kho báu cho dân làng với sự giúp đỡ của một con khỉ, một con chó và một con gà lôi lam.

Khỉ tuyết là một loài khỉ có nguồn gốc từ miền bắc Nhật Bản, và là loài linh trưởng duy nhất không phải con người có thể sống ở nhiệt độ dưới -15 ° C của vùng đó. Chúng có bộ lông màu nâu xám dày và một khuôn mặt đỏ, có thói quen kéo nhau từ trên núi xuống ngâm mình trong suối nước nóng từ một núi lửa ở công viên Jigokudani khi thời tiết khắc nghiệt hơn.


Hy vọng nội dung về linh thú của các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn.

Đọc tin mới nhất hôm nay

Đọc thêm:

Bài liên quan
Thêm 3 địa danh của châu Á lọt danh sách di sản thế giới
Nike, Adidas... lao đao khi nhà máy tại châu Á ngừng hoạt động vì Covid-19
Coca-Cola đối mặt với thảm họa nhựa châu Á ở Hong Kong ra sao?
Bình luận bài viết
Bài viết liên quan