Chữa bệnh đường ruột cho pharaoh - 'việc nhạy cảm' thời Ai Cập cổ đại

Các pharaoh trong tâm tưởng thần dân Ai Cập là những vị thần, những đấng tối cao có quyền năng tuyệt đối. Tuy nhiên, họ vẫn là người thường và với chế độ ăn phong phú, đa dạng của hoàng gia thì họ dễ gặp phải những vấn đề tiêu hóa như bao người khác.

Đây là lý do cho những "anus-guard" (Tạm dịch: Vệ binh hậu môn) xuất hiện. Họ là những thầy y chuyên chữa bệnh đường ruột cho pharaoh. Việc phục vụ sức khỏe của nhà vua không là một "đặc ân" ở Ai Cập cổ đại, dù việc ấy có nhạy cảm và khó làm đến đâu.

Những người chuyên chữa bệnh đường ruột cho pharaoh sẽ dùng một cái ống bằng vàng để thổi nước ấm vào hậu môn các pharaoh, thay vì cho họ dùng thuốc. Theo họ, cách làm này sẽ giúp các pharoh cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ làm sạch đường ruột của họ.

Theo các nhà khảo cổ họ, pharaoh không phải là những người duy nhất sử dụng kỹ thuật này để chữa bệnh đường ruột. Nhiều người dân thời Ai Cập cổ đại cũng chữa chứng khó tiêu, trĩ... bằng cách tương tự nhưng họ dùng que rỗng thay vì ống vàng.

Về các pharaoh

Pharaoh nghĩa là "ngôi nhà vĩ đại", ban đầu được dùng để chỉ cung điện của vua, nhưng dưới triều đại của Thutmose III (1479–1425 trước công nguyên), từ này đã trở thành cách gọi nhà vua.

Người ta nói rằng vị thần mặt trời Ai Cập là Ra, được xem là cha của mọi pharaoh, đã tạo ra chính mình từ một mô đất hình kim tự tháp trước khi sinh ra tất cả các vị thần khác.

Đọc thêm:

Bài liên quan
Chữa bệnh đường ruột cho pharaoh - 'việc nhạy cảm' thời Ai Cập cổ đại
Trải nghiệm dịch vụ ăn tối cùng 22 xác ướp Ai Cập cổ đại
Trực tiếp bóng đá Olympic Tokyo 2020 Ai Cập vs Tây Ban Nha: Mở màn đầy hấp dẫn
Giải mã bí ẩn xác ướp ở kim tự tháp Ai Cập Cổ Đại