Trung thu 2020 năm nay khác gì trung thu ngày xưa?

Tết Trung thu 2020 trúng ngày nào?

Theo lịch âm, Tết trung thu là ngày 15 tháng 8 hay còn gọi là ngày rằm tháng 8. Năm 2020, ngày Trung thu rơi trúng vào ngày 1/10/2020 theo dương lịch. Nếu đang cần biết chính xác ngày Tết trung thu (15/8 Âm lịch) trùng vào ngày nào, đây là thông tin chính xác dành cho bạn.

Biết trước chính xác ngày Trung thu âm lịch trùng với ngày nào của dương lịch sẽ giúp mọi người sắp xếp được thời gian, lên lịch trình đi chơi cùng gia đình, người thân cụ thể hơn. Do đó, hãy ghi chú vào lịch, điện thoại hay giấy note Tết trung thu năm 2020 nhằm vào ngày 1/10/2020.


Trung thu 2020 năm nay khác gì trung thu ngày xưa?

Trung thu năm nay trùng ngày 1/10/2020 dương lịch. Ảnh: Internet 


Tết Trung thu 2020 có gì khác xưa?

Trung thu 2020: Chú trọng chất lượng do ảnh hưởng COVID-19

Nhằm vui Tết trung thu trên tinh thần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rất nhiều nơi đã hưởng ứng phong trào “Chú trong chất lượng cho ảnh hưởng bởi Covid-19”. Cụ thể, các tỉnh thành vẫn đang có bệnh nhân điều trị covid-19 như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… đã đưa ra nhiều phương án như hạn chế tụ tập đông người, ngừng tổ chức các lễ hội, chương trình đón Trung tập thể. Bên cạnh đó, những cơ sở kinh doanh bánh kẹo Trung thu phải có những phương án kinh doanh hợp lý, tránh để khách hàng tụ tập đông đúc trước gian hàng.

Trung thu năm 2020 này, mọi người vẫn được khuyến khích là nên sum vầy bên gia đình, bạn bè, hạn chế tập trung nơi công cộng hướng đến ngày lễ ý nghĩa, đậm đà bản sắc Trung thu xưa.


Các lễ hội Trung thu năm 2020 bị hạn chế bởi ảnh hưởng dịch covid-19. Ảnh: Internet

Đảm bảo mọi trẻ em đều được vui đón Tết Trung thu 2020

Mặc dù đưa ra nhiều hạn chế trong dịp Tết Trung thu năm 2020 nhưng ở một số tỉnh thành không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch covid-19, người dân, nhất là trẻ em vẫn có nhiều không gian vui chơi đầy lý thú. Điển hình như UBND tỉnh Phú Yến, các cấp lãnh đạo đã ban bố rằng “Đảm bảo mọi trẻ em đều được vui đón Tết Trung thu 2020”.

Ngoài ra, một số tỉnh thành khác lại chú trọng đến đời sống của trẻ em mồ côi trong các trại trẻ, trung tâm tình thương bằng các buổi trao quà bánh Trung thu, tổ chức văn nghệ ấm cúng, hạn chế tối đa việc tập trung đông người ở nơi công cộng.


Trẻ em vẫn đảm bảo được vui Trung thu. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, một số chương trình văn nghệ, giao lưu trong đêm Trung thu năm nay vẫn được tổ chức nhưng được tổ chức kỹ càng, giữ khoảng cách tốt hơn chứ không để không gian thoải mái như Trung thu ngày xưa.

Bởi vì ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid-19 vẫn đang còn phức tạp ở trong và ngoài nước nên Trung thu năm 2020 có nhiều điểm khác so với Trung thu xưa. Đặc biệt là các lễ hội Trung thu lớn như rước đèn ở Phan Thiết hay Tuyên Quang đã phải ngưng lại.

Trên tình hình thực tế, người dân cũng đang đề cao tinh thần phòng chống dịch bệnh và có ý thức cao trong việc bảo vệ người thân, gia đình. Mỗi nơi, các cấp chính quyền sẽ đưa ra những thông báo cụ thể nhằm ứng phó đúng với thực trạng dịch bệnh tại địa điểm đó. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi kỹ càng để bản thân, gia đình và con cái có đêm Trung thu thật vẹn tròn, đông đầy.


Trung thu xưa và nay có gì khác nhau?

Sự khác biệt trong chiếc bánh trung thu

Tết Trung thu nhất định phải ngồi nhăm nhi một chiếc bánh nướng đặc trưng với tách trà nóng bên gia đình. Một đêm đón rằm tháng 8 Âm lịch sẽ chẳng trọn vẹn nếu thiếu bánh Trung Thu. Từ thời xa xưa, chiếc bánh này đã được xem như linh hồn của đêm trăng tròn nhất trong tháng 8 Âm lịch. Theo thời gian, bánh Trung thu xưa và nay đã có rất nhiều thay đổi.

Nếu trước đây, người dân chỉ quen với vị bánh Trung thu truyền thống với các loại nhân như thập cẩm, đậu xanh… đến nay, mọi người có nhiều sự lựa chọn hơn với nhân yến sào, đậu đỏ, matcha, sầu riêng, vịt, gà, các loại hạt nhập khẩu…


Bánh Trung thu với nhiều nhân vị biến tấu. Ảnh: Internet

Ngoài ra, thời đại hiện đại, người ta còn bắt gặp rất nhiều biến thể của bánh Trung thu như bánh rau câu, phô mai…


Chiếc bánh Trung thu rau câu mới mẻ đang thu hút nhiều thực khách. Ảnh: Internet

Vì vậy mà cứ mỗi năm, mỗi mùa chị Hằng đến, chiếc bánh Trung thu lại được thổi vào một vẻ đẹp mới, một hương vị mới vừa truyền thống vừa hiện đại.

Địa điểm tổ chức Trung thu

Trước đây, người xưa xem Trung thu như một ngày để sum họp gia đình, đoàn tụ với những những đã xa cách từ lâu thì hiện nay, ngày rằm tháng 8 âm lịch được xem như một đêm lễ hội thiên về trẻ em hơn.

Trung thu ngày xưa là bữa cơm, tiệc trà đầm ấm bên gia đình, Trung thu ngày nay vẫn còn giữ được nét truyền thống này nhưng phai nhạt dần.


Trẻ em ngày nay có nhiều địa điểm vui chơi Trung thu hơn. Ảnh: Internet

Ngày xưa, trong đêm rằm tháng 8 âm lịch, trẻ em sẽ nô nức cầm trên tay lồng đèn để đi khắp xóm cùng hò reo ca hát. Trung thu ngày nay lại khác, trẻ em phố thị được đưa đến các trung tâm thương mại, nhà ăn hóa… để tham gia vào các hoạt động văn nghệ, giao lưu trò chuyện cùng bè bạn.

Địa điểm tổ chức đêm Trung thu năm 2020 có lẽ sẽ khác biệt nhiều hơn so với những năm khác vì ảnh hưởng của dịch covid-19, tuy nhiên, các hoạt động vẫn diễn ra như thường lệ trong khuôn khổ đảm bảo an toàn.

Đèn lồng có còn giống ngày xưa?

Nếu ngày xưa, khi kinh tế khó khăn và trang thiết bị còn hạn chế, trẻ em chỉ được chơi lồng đèn giấy và nến thì Trung thu ngày nay, các em có nhiều lựa chọn đẹp mắt, hiện đại và mới mẻ hơn. Trẻ em thời hiện đại rất ưa chuộng các kiểu lồng đèn điện tử với âm thanh, đèn lộng lẫy màu sắc.


Đèn ông sao 5 cánh quen thuộc với bao thế hệ. Ảnh: Internet

Mặc dù nhiều loại lồng đèn điện tử ra đời nhưng lồng đèn giấy truyền thống vẫn giữ được một vị thế nhất định trong ngày Tết trung thu tại Việt Nam. Nếu trẻ em phố thị ưa chuộng các trò chơi điện tử hiện đại, con nít vùng quê vẫn đang mải mê với những mẫu lồng đèn ông sao, cá chép, con bướm, kéo quân…

Tuy xã hội đã hiện đại hơn nhưng bên cạnh những nét văn hóa mới mẻ, dư vị của ngày Tết trung thu xưa vẫn còn tồn tại trong lòng người Việt.

Trò chơi Trung Thu

Ngày xưa, Tết trung thu chỉ là buổi ăn bánh uống trà bên gia đình, trẻ nhỏ thì cùng bạn trong xóm đi rước đèn dưới ánh trăng. Ngày nay, Tết trung thu trở nên vui vẻ, nhộn nhịp hơn với nhiều trò chơi hấp dẫn, các chương trình văn nghệ có Chị Hằng – Chú Cuội đầy thú vị. Ở nhiều địa phương, đêm rằm tháng 8 còn là dịp để họ tổ chức các buổi múa lân linh đình nhằm cầu mong cho mùa vụ sau thuận lợi để đón một cái Tết Nguyên đán ấm no hơn.

Trung thu ngày nay khác Trung thu ngày xưa ở chỗ, đây không còn là lễ hội vui chơi dành cho thiếu nhi, gia đình mà là dịp để người lớn giải tỏa căng thẳng, nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống.


Trò chơi đêm Trung thu được tổ chức linh đình tại các trung tâm văn hóa. Ảnh: Internet

Trung thu ngày xưa với ngày nay vốn đã có quá nhiều khác biệt, ấy vậy mà 2020 lại là khoảng thời gian nhân loại chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid-19 nên đêm rằm tháng 8 âm lịch nhất định sẽ thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, dù khác biệt ra sao, Tết Trung thu vẫn là ngày đoàn viên của mọi người Việt, cũng như là dịp để trẻ em trên khắp mọi miền đất nước cùng hòa chung không khí nhộn nhịp, tươi vui và ấm áp của đêm trăng rằm.